Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 75 - 77)

I. QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1 Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền

1.1. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

Đối với bất cứ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu đều có vai trò rất to lớn.

Thứ nhất, thương hiệu là tài sản vô hình và thậm chí vô giá của doanh

nghiệp. Thương hiệu góp phần quan trọng tăng thu lợi nhuận trong tương lai bằng những giá trị tăng thêm của hàng hoá. Trên thế giới, nhiều công ty trở thành nổi tiếng không phải chỉ do quy mô đầu tư và đổi mới công nghệ, mà còn nhờ chính thương hiệu. Bản thân thương hiệu cũng đã được định giá rất cao như: nhãn hiệu Coca-cola trong năm 2007, theo đánh giá của Interbrand có giá

trị 65,3 tỷ USD, nhãn hiệu Microsoft được định giá 58,7 tỷ USD, IBM 57 tỷ USD (Chi tiết xem phụ lục 2). Giá trị một số thương hiệu ở Việt Nam cũng đã được chuyển nhượng với giá rất cao, như : Dạ lan - giá 2,5 triệu USD, P/S giá trên 5 triệu USD. Một ví dụ khác để so sánh giá trị của một sản phẩm nhưng khi mang nhãn hiệu khác nhau, giá rất khác nhau. Ví dụ, một chiếc áo sơ mi do các công ty may Việt Nam sản xuất nếu mang nhãn hiệu An Phước thì bán với giá 218.000 VND/ chiếc, còn nếu mang nhãn hiệu nổi tiếng của Pháp - Piere Cardin thì giá bán lên tới 526.000 VND/ chiếc. Như vậy, phần giá trị gia tăng 308.000 VND/ 1 áo sơ mi là do thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp.

Thứ hai, thương hiệu giúp doanh nghiệp duy trì lượng khách hàng truyền

thống, đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng. Thực tế cho thấy, người tiêu dùng thường bị lôi kéo, chinh phục bởi những hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng, ưa chuộng và ổn định. Những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng lâu đời sẽ tạo ra và củng cố được lòng trung thành của một lượng lớn khách hàng truyền thống, đồng thời doanh nghiệp có cơ hội thu hút thêm những khách hàng hiện thời chưa sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, thậm chí cả những khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba, thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp giảm các khoản chi phí cho

hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động Marketing. Thực chất, thương hiệu cũng chính là công cụ Marketing, xúc tiến thương mại hữu hiệu của doanh nghiệp nhằm tấn công vào các thị trường mục tiêu, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chính sách thâm nhập, mở rộng thị trường. Đồng thời, nhờ có thương hiệu nổi tiếng mà quá trình phân phối sản phẩm của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi hơn, hiệu quả hơn.

Thứ tư, thương hiệu mang lại những lợi thế cạnh tranh cho doanh

khác. Thông thường những mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng, lâu đời sẽ tạo được sự bền vững trong cạnh tranh vì dễ dàng tạo ra sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm.

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 75 - 77)