Quản trị thương hiệu bằng sự kính trọng đối tác

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 50 - 51)

II. QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU TOYOTA

2. Quản trị thương hiệu Toyota dựa trên những triết lý dài hạn

2.3. Quản trị thương hiệu bằng sự kính trọng đối tác

Toyota hiểu rằng duy trì công việc của các đối tác là một phần trách nhiệm của họ đối với cộng đồng. Một ví dụ tuyệt vời cho điều này chính là trường hợp một hoạt động sản xuất kéo dài nhất của Toyota tại nước Mỹ ở một nhà máy sản xuất gầm xe tải là TABC.

Vào thập niên 1960, Hoa Kỳ ấn định một mức phụ thu thuế 30% lên xe tải nhập khẩu, gọi là “thuế gà”. Nó là một hình thức trả đũa việc châu Âu từ chối nhập gia cầm từ Mỹ. Để tránh thuế này, hầu hết các công ty nước ngoài nhập xe tải vào Mỹ mà không có gầm xe để được xem là linh kiện thay vì một chiếc xe tải hoàn chỉnh. Họ nhập gầm xe tải sau và cũng được xem là phụ

tùng xe. Sau đấy họ ráp gầm xe và phần trên xe lại sau khi nhập cảng. Toyota cũng muốn tránh thuế, nhưng quyết định chế tạo gầm xe tại Mỹ, một phần vì điều đó sẽ góp sức tạo viêc làm cho người dân địa phương.

Họ chọn Long Beach, bang California làm nơi sản xuất vì nó gần cảng mà Toyota nhập hàng. Vào tháng 6/2002, TABC kỉ niệm sinh nhật thứ 30 tại Long Beach. Nhưng buổi lễ ăn mừng này có thể là một dịp không may bởi vào năm 2001, Toyota đã quyết định di dời việc sản xuất gầm xe này sang một nhà máy ở Mexico. Nghe có vẻ một kịch bản quen thuộc khi một công ty theo đuổi nguồn lao động giá rẻ ở Mexico. Tuy nhiên, câu chuyện có một kết cục hoàn toàn khác. Thay vì đóng cửa nhà máy, Toyota đã biến nó thành nhà máy đầu tiên ở California hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp xe tải. Kể từ đó Toyota đã giao cho TABC thêm nhiệm vụ là sản xuất 68 nghìn động cơ 4 xy- lanh của chiếc xe tải Tacoma mỗi năm cho một nhà máy ở California với chi phí quản lý rất cao.

Với hầu hết các công ty, điều này hoàn toàn vô lý, xét trên phương diện kinh tế ngắn hạn. Nhưng tập đoàn này lại tiến hành dựa trên: “Ra các quyết

định quản lý dựa trên một triết lý dài hạn, dù phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn”. Toyota không xem xét vụ đầu tư này theo những khái niệm

ngân sách hàng quý mà là dựa trên sự kính trọng không ngừng mà khách hàng và nhân viên dành cho công ty và sản phẩm của công ty.

Qua đó cho thấy, Toyota biết rằng lực lượng lao động tận tụy và tinh túy này sẽ đóng góp vào chất lượng và liên tục giúp loại bỏ lãng phí trong sản xuất. Toyota tin rằng đây chính là điều mang lại lợi nhuận lâu bền và thương hiệu vững mạnh.

Một phần của tài liệu Quản trị thương hiệu Toyota (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w