- Số năm bán cà phê cho công ty của các hộ cung ứng:
4.2.2. Về tiêu thụ
Trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, không chỉ riêng các doanh nghiệp thương mại mà chính các doanh nghiệp sản xuất cũng vấp phải những khó khăn trong công tác tiêu thụ hàng hóa. Mức độ cạnh trạnh ngày càng cao, thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp do một miếng bánh nhưng quá nhiều người chia sẻ. Vì vậy việc thực hiện các chính sách để hỗ trợ cho công tác tiêu thụ hàng hóa là rất cần thiết.
Trước tiên, đối với các thị trường tiêu thụ hiện tại, công ty nên đẩy mạnh các chính sách xúc tiến bán hàng bên cạnh đẩy mạnh công tác nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ, công ty nên đẩy mạnh tìm kiếm, đàm phán, thuyết phục và ký kết các hợp đồng mua bán với các khách hàng. Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh gay gắt để có được nguồn tiêu thụ ổn định, chắc chắn. Để làm được điều đó công ty cần xác định, nắm bắt, hiểu rõ thị trường, biết thị trường cần gì và không cần gì sẽ giúp công ty dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Để giảm thiểu các khó khăn trong hiện tại và trong thời gian tới, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau:
* Đối với thị trường đầu vào
Để sản xuất kinh doanh thì công ty cần có một lượng lớn nguồn vật tư, phân bón để phục vụ sản xuất, vì thế mà tạo mối quan hệ lâu dài mật thiết với các nhà cung ứng vật tư, phân bón là một điều rất cần thiết, nó giúp công ty có nguồn nguyên liệu tốt phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho công ty là công ty cà phê 331, công ty vật tư Nha Trang,… bên cạnh những nguồn nguyên liệu có quan hệ lâu năm công ty cũng
cần liên hệ với các nguồn mới đề phòng rủi ro xảy ra. Mặt khác ngoài nguồn hàng hóa sản xuất thì nguồn hàng chiếm phần đặc biệt quan trọng là nguồn hàng thu mua từ bên ngoài về sau đó thực hiện chế biến đơn giản tạo ra hàng hóa phục vụ kinh doanh của công ty. Nguồn hàng này chủ yếu thu mua từ các hộ gia đình lân cận, có vị trí khá thuận lợi là quanh địa bàn công ty đứng chân, đó là một lợi thế, nhưng công ty vẫn cần phải có những chính sách thu mua phù hợp để các đơn vị này cung ứng một cách thường xuyên, giúp nguồn hàng hóa thu mua được ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
* Đối với thị trường đầu ra
Thị trường đầu ra cho công ty chủ yếu là thị trường Gia Lai và một số nơi lân cận. Tuy nhiên những năm sau này do hoạt động kinh doanh không ổn định nên thị trường bị thu hẹp. Do vậy, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách tiêu thụ để không những duy trì được thị phần mà còn có khả năng nâng cao thị phần cho công ty.
Thứ hai công ty cần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình:
- Thực hiện các biện pháp bình ổn giá. Giá cả thị trường thường xuyên biến động nên khách hàng rất khó trong việc mua sản phẩm. Vì vậy, công ty cần thực hiện biện pháp bình ổn giá sẽ làm cho khách hàng yên tâm trong mua hàng và góp phần nâng cao uy tín cũng như khả năng của công ty. Thực hiện tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm, từ phân tích đơn giá bình quân của công ty đối với từng nhóm hàng, chúng ta có thể nhận thấy đơn giá cà phê sản xuất thấp hơn so với nhóm cà phê hàng hóa, điều này cho thấy công ty sẽ giảm được chi phí khi tập trung vào sản xuất kinh doanh nhiều hơn, giúp giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường tiêu thụ.
- Bên cạnh đó công ty cần lựa chọn nguồn nguyên liệu phù hợp, chất lượng và ổn định nhằm tiết kiệm được các khoản chi phí, hạ giá thành trong sản xuất, giúp sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh hơn, khả năng tiêu thụ trong thị trường có nhiều biến động bất lợi về giá cả như hiện nay cũng khả quan hơn.
Vấn đề thứ ba mà công ty cần đặc biệt quan tâm là đội ngũ lao động phục vụ cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa, cần phải nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý
thức của mỗi cán bộ nhằm thực hiện quá trình nghiên cứu đề ra những kế hoạch tiêu thụ một cách hiệu quả.