Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cà phê ia châm (Trang 45 - 49)

3. Phân theo trình độ lao động

3.1.1.Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm môi trường kinh tế, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa, môi trường chính trị pháp luật.

Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là tổng thể các yếu tố rộng lớn bao quát của nền kinh tế như thị trường, tốc độ phát triển kinh tế, các chính sách về tài chính tiền tệ của Nhà nước, lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát... Đây là những yếu tố tác động mạnh đến khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty. Kinh doanh cà phê hiện đang là ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của nước ta. Việt Nam vốn là nước từ trước đến nay chuyên về nông nghiệp cho nên thế mạnh vẫn là nông nghiệp. Để làm mạnh kinh tế thì phải triển khai ưu điểm của mình, tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế đất nước, ổn định cuộc sống của người dân. Trong đó sản phẩm cà phê phục vụ cho xuất khẩu là chủ yếu do lượng cầu về cà phê ở thị trường nội địa vẫn còn rất thấp chỉ chiếm khoảng 5% - 6% trong tổng mức tiêu thụ toàn ngành. Hằng năm, ngành cà phê đã đem lại cho đất nước nguồn lớn ngoại tệ từ xuất khẩu khoảng gần 2 tỷ USD/năm (ATPVietNam, 2008).

Trong giai đoạn cuối năm 2007 đầu năm 2008 tình hình lạm phát diễn ra gay gắt đẩy giá nguyên vật liệu, phân bón đầu vào của công ty lên cao, trong khi đó giá cà phê bán ra còn phụ thuộc nhiều vào thị trường, mà chủ yếu là thị trường xuất khẩu khiến cho công ty gặp không ít khó khăn trong quyết định tiêu thụ do phải theo dõi tình hình thị trường giá cả thị trường theo từng thời điểm. Mặt khác, lãi suất ngân hàng luôn ở mức

cao, gây khó khăn cho công ty trong hoạt động điều tiết vốn phục vụ hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, năm 2009 khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục lan rộng và tác động mạnh mẽ đến nông nghiêp Việt Nam vốn là ngành sản xuất hướng mạnh xuất khẩu.

Mặt khác, công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nên có được nhiều ưu đãi từ Nhà nước về các chính sách kinh tế, về nguồn vốn, lãi suất, tín dụng... từ phía Nhà nước.

Môi trường công nghệ

Thế kỷ XXI, đánh dấu sự bùng nổ của cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ, có tác dụng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Từ đó, nó hỗ trợ người lao động nâng cao năng suất, đầu tư chất lượng sản phẩm hiệu quả, ổn định hơn, hạ thấp giá thành sản phẩm.

Sự phát triển của khoa học công nghệ trong trồng, chế biến và sản xuất cà phê chủ yếu tập trung vào công tác nghiên cứu, chuyển giao giống cà phê chất lượng đến với người dân, nghiên cứu các giải pháp tưới tiết kiệm nước, phổ biến quy trình tái canh cà phê để cải tạo các vườn có năng suất, chất lượng thấp ngày càng tốt hơn và đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao giá trị cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, thông qua chương trình khuyến nông, tiến hành đào tạo nông dân về quy trình canh tác bền vững, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản cà phê thóc…

Môi trường văn hóa – xã hội

Việt Nam với dân số trên 86 triệu dân và nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển theo xu hướng hiện đại hóa. Nhịp sống hiện đại đầy năng động mở ra cho ngành cà phê một thị trường tiêu thụ khá hấp dẫn đòi hỏi khả năng của các doanh nghiệp.

Là ngành nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, thị trường chính của Việt Nam là các nước Châu Âu, gần đây là các nước khu vực Asean. Mỗi thị trường có một đặc điểm, tập quán cũng như văn hóa riêng về phong cách thưởng thức cà phê cũng như về chất lượng. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trong nước muốn

kinh doanh hiệu quả thì phải đáp ứng nhu cầu, mong muốn của thị trường, cần phải xác định thị trường khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến hay nói cách khác là khách hàng mục tiêu của mình để nghiên cứu về nhu cầu, đặc tính cũng như bản sắc văn hóa của nhóm đối tượng khách hàng đó. Điển hình như thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam hiện nay, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ hiện nay chủ yếu là các ông chủ lớn về kinh doanh cà phê như Trung Nguyên, Nescafe, … là những doanh nghiệp có khả năng, tiềm lực về vốn lớn để đầu tư đáp ứng nhu cầu của thị trường tiềm năng này.

Nắm bắt đặc điểm văn hóa – xã hội của thị trường là cơ sở thuận lợi thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Mỗi doanh nghiệp trên cơ sở xem xét các yếu tố nhằm vạch ra những chiến lược cụ thể, phân phối sản phẩm hợp lý đem lại hiệu quả tốt nhất.

Môi trường chính trị - pháp luật

Hoạt động của mọi công ty đều bị chi phối bởi các điều kiện chính trị - pháp luật. Nước ta là một trong những quốc gia có thể chế chính trị ổn định vững chắc tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ngành cà phê là ngành sản xuất nông nghiệp có tác động chủ yếu đến nền kinh tế của nước ta nhờ vào lượng xuất khẩu lớn, có vị thế trên trường quốc tế, điển hình là xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazin, đem lại công ăn việc làm cho hàng vạn người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc và bà con miền Trung Tây Nguyên. Nhờ đó mà công ty có được sự quan tâm và giúp đỡ của Nhà nước trong việc hỗ trợ vốn, kiểm soát hoạt động trồng, chế biến sản xuất, tiêu thụ, chuyển giao công nghệ cây trồng chất lượng. Chính phủ đã ban hành 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 06 năm 2000 về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Nhà nước có một số chính sách có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh cà phê như: chính sách hỗ trợ, miễn và giảm thuế trong mua bán tùy trường hợp cụ thể và các chính sách hỗ trợ giống cây trồng cho bà con nông dân…

Có thể nói rằng, chính trị và pháp luật ổn định tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp nói riêng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn đó những tồn tại vì chính sách không hợp lý, đồng nhất khi ban hành khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong công tác tạo nguồn mua hàng phục vụ kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Môi trường tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều quan tâm khi bắt đầu hoạt động và trong quá trình tồn tại, phát triển của mình. Những biến động bất thường của tự nhiên như nắng, mưa, bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh… được các doanh nghiệp đặc biệt chú ý phòng ngừa vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các nguồn hàng cũng như hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Là doanh nghiệp chuyên về sản xuất kinh doanh cà phê nên yếu tố tự nhiên ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của công ty trong tất cả các khâu từ trồng, sản xuất, chế biến, bảo quản cho đến khi tiêu thụ hàng hóa. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giúp cho các hoạt động của công ty diễn ra thuận lợi, giúp giảm giá thành sản xuất đem lại lợi nhuận cao hơn. Đồng thời cà phê là sản phẩm nông nghiệp nên yếu tố tự nhiên cũng một phần góp thêm vào chất lượng cho sản phẩm cà phê. Hàng năm, như chúng ta thấy trên các phương tiện thông tin, người dân, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong kinh doanh cà phê do thời tiết bất ổn, hạn hán, dịch bệnh kéo dài khiến cho cây cà phê kém chất lượng, làm giảm giá trị và trong khi đó chi phí hồi phục, tu bổ lại không ngừng tăng. Mặt khác, là công tác vận chuyển, bảo quản trong mua hàng và tiêu thụ sẽ gặp nhiều trở ngại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi.

Có thể nói, điều kiện tự nhiên là một phần tạo nên thương hiệu nông sản Việt Nam nhưng hiện nay môi trường đang ngày càng xuống cấp trầm trọng do ý thức và bàn tay con người gây ra. Nhận thức kém về môi trường sống khiến con người chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà không biết rằng mình chính là nguyên nhân gây ra những thảm họa như: thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu… Vì vậy, để phát triển bền vững thì chúng ta cần có những biện pháp tác động vào ý thức của từng cá nhân, tập thể và tổ chức nâng cao nhận

thức, hiểu biết để xây dựng và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cà phê ia châm (Trang 45 - 49)