3. Phân theo trình độ lao động
3.1.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh và nhà cung cấp.
Khách hàng
Khách hàng chính là những người quyết định giá trị tiêu thụ của công ty. Là đơn vị trồng, chế biến và sản xuất kinh doanh cà phê nên đối tượng khách hàng của công ty là các công ty xuất nhập khẩu, các xí nghiệp chuyên kinh doanh và chế biến cà phê bột…
Khách hàng là các đơn vị chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu: đó là các công ty chuyên về chế biến và xuất khẩu cà phê tiêu thụ ở thị trường nước ngoài như: Công ty xuất nhập khẩu cà phê, công ty chế biến cung ứng xuất nhập khẩu cà phê. Đây là những khách hàng có quy mô kinh doanh lớn và nhanh nhạy với thị trường.
Khách hàng là đơn vị chủ quản: Công ty cà phê 331 là đầu ra của công ty đồng thời kiêm nhiệm cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Chủ yếu là cung ứng nguyên vật liệu, phân bón phục vụ hoạt động sản xuất.
Nhà cung cấp
Là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam nên mọi hoạt động của công ty cà phê Ia Châm đều được sự chỉ đạo của công ty, cụ thể Chi nhánh của Tổng công ty tại Gia Lai là công ty cà phê 331. Các nguồn nguyên vật liệu chính phục vụ trồng, sản xuất cà phê như Đạm Urê, Đạm SA, Kaly, Lân,… thì công ty là nhà cung cấp chính và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty. Ngoài ra, một số nhà cung ứng vật tư khác như Xí nghiệp vật tư Nha Trang, Doanh nghiệp Quang Vinh. Bên cạnh đó, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty còn nhờ vào nguồn cung ứng từ các hộ cà phê gia đình.
Đối thủ cạnh tranh
Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại và trong tương lai? Các doanh nghiệp chỉ cần tuân theo một quy tắc đơn giản: Đối thủ cạnh tranh là bất kỳ công ty nào có mục đích thu hút cùng một đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cũng đang muốn thu hút. Điều này có nghĩa là công ty phải xem xét cả những công ty cung cấp các sản phẩm thay thế cho sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Riêng với ngành cà phê, hoạt động kinh doanh đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Thị trường đang ngày càng mở rộng nếu như các doanh nghiệp có biện pháp nâng cao chất lượng cà phê, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (4139:2005), từ đó giúp sản phẩm cà phê khó có thể bị ép giá trên thị trường thế giới, người dân trồng cà phê cũng sẽ được hưởng lợi. Đối với công ty cà phê Ia Châm, đối thủ cạnh tranh gồm: các đơn vị sản xuất kinh doanh cà phê trên địa bàn miền Trung Tây Nguyên gồm các tỉnh như: Gia Lai, Đắc Lăk, Buôn Ma Thuột… là những đơn vị trồng, sản xuất có nguồn lực mạnh, có sự nhận biết rộng rãi về thị trường cạnh tranh với công ty.
3.2. Nghiên cứu thị trường tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2007-20093.2.1. Mặt hàng kinh doanh của công ty