Phân loại nguồn hàng của công ty

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cà phê ia châm (Trang 51 - 55)

3. Phân theo trình độ lao động

3.2.2. Phân loại nguồn hàng của công ty

Phân loại nguồn hàng của doanh nghiệp thương mại là việc phân chia, sắp xếp các loại hàng hoá mua được theo các tiêu thức cụ thể, riêng biệt để doanh nghiệp thương mại có chính sách, biện pháp thích hợp để khai thác tối đa lợi thế của mỗi loại nguồn hàng, để bảo đảm ổn định nguồn hàng. Trong những năm gần đây, nguồn hàng sản xuất của công ty ngày càng giảm dần. Nguyên nhân của vấn đề này là do quy hoạch vườn cây đã lâu năm, mặc dù công ty luôn chú trọng và hướng dẫn công nhân phục hồi, tu bổ vườn cây để tăng năng suất cây trồng nhưng do đặc tính lâu năm nên chỉ có thể hạn chế suy giảm chứ không thể ngăn quá trình lão hóa của cây. Trong thời gian tới công ty đang hướng đến giải pháp thay đổi, trồng mới vườn cây nhằm tăng năng suất và chất lượng khi áp dụng trồng giống mới hiệu quả hơn. Bên cạnh đó là nguồn hàng hóa mua ngoài từ các hộ gia đình, nguồn hàng này hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nguồn hàng hóa mua vào của công ty do nguồn hàng này là của những hộ công nhân của công ty và nông dân trong vùng, chủ yếu là những vườn cà mới, năng suất, chất lượng hơn hẳn vườn cà lâu năm của công ty.

Việc phân loại nguồn hàng giúp cho công ty nắm được tình hình của đơn vị nguồn hàng và khả năng cung ứng của từng nguồn hàng để từ đó công ty có những chính sách mua hàng cũng như kinh doanh sao cho hợp lý. Việc phân chia nguồn hàng của công ty được thể hiện qua bảng 6 sau:

Bảng 4: Phân loại nguồn hàng cà phê của công ty

Chỉ tiêu Tỷ trọng trong tổng giá

trị hàng hóa

Tổng khối lượng hàng hóa mua vào 100

Theo mối quan hệ kinh doanh

- Nguồn hàng tự sản xuất kinh doanh 16,66

- Nguồn hàng thu mua 73,34

- Nguồn hàng ký gửi 10

Theo khối lượng hàng hóa thu mua

- Nguồn hàng chính 90

- Nguồn hàng phụ 10

- Nguồn hàng trôi nổi -

(Nguồn: Phòng kế toán)

Theo mối quan hệ kinh doanh

Nguồn hàng của công ty được chia thành nguồn hàng tự sản xuất kinh doanh, nguồn hàng mua vào và nguồn hàng ký gửi. Trong đó nguồn hàng tự sản xuất kinh doanh chiếm 16,66%, nếu xét về tính chất hoạt động của công ty là đơn vị trồng, chế biến cà phê thì nguồn hàng này phải chiếm tỷ trọng cao trong tổng đơn vị nguồn hàng nhưng do yếu tố thời gian, vườn cây của công ty đã được trồng từ những năm 90, tuổi đã rất lớn nên năng suất vườn cây không còn cao như những năm đầu. Từ đó, công ty chủ động tăng lượng hàng mua vào từ các hộ gia đình để ổn định, phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty, cụ thể lượng hàng mua vào trong những năm gần đây chiếm đến 73,34% trong tổng giá trị nguồn hàng. Ngoài nguồn hàng thu mua thì công ty còn nhận thêm nguồn hàng ký gửi của công nhân, một phần đa dạng hóa nguồn thu mua, giảm thiểu rủi ro, một phần giúp đỡ cán bộ công nhân của công ty.

Theo khối lượng hàng hóa thu mua

Nguồn hàng của công ty được chia thành nguồn hàng chính và nguồn hàng phụ. Trong đó nguồn hàng chính chiếm tới 90% tổng giá trị nguồn hàng, nguồn hàng phụ chiếm 10% tổng giá trị nguồn hàng. Nguồn hàng chính chủ yếu là nguồn hàng phục vụ

cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định thì công ty cần phải có nguồn hàng chính chắc chắn, chất lượng, đảm bảo.

3.2.3.Tình hình tiêu thụ qua 3 năm 2007-2009

Để hiểu rõ tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty qua 3 năm, từ đó có kế hoạch tạo nguồn - mua hàng cho những năm tiếp theo, ta xem biểu đồ 13 dưới đây:

Biểu đồ 13: Tình hình doanh số tiêu thụ của công ty từ 2007-2009

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua biểu đồ cho ta thấy doanh số tiêu thụ của công ty qua 3 năm có sự biến động không ổn định. Cụ thể năm 2007 là 5.684.939 nghìn đồng, năm 2008 là 5.356.419 nghìn đồng giảm 328.520 nghìn đồng tương ứng giảm 5,78%, năm 2009 là 11.495.404 nghìn đồng tăng 6.138.985 tương ứng tăng 114,61%. Xét về hoạt động kinh doanh, năm 2008 doanh thu giảm đi đó là một kết quả không tốt đối với công ty, bên cạnh nguyên nhân khách quan từ phía thị trường, do cà phê là mặt hàng khá nhạy cảm với biến động của thị trường thế giới, giá cà phê lên xuống hàng ngày doanh nghiệp rất khó nắm bắt, nhưng trong thời gian này giá liên tục giảm mạnh và thấp hơn giá thành khiến cho các doanh nghiệp khó có thể tiêu thụ sản phẩm, cần phải nắm bắt tình hình để bán ra có lợi nhất nên dễ khiến không bán được hàng, gây ứ đọng hàng hóa. Tuy nhiên bên cạnh một số yếu tố khách quan thì cũng cần xét về phía doanh nghiệp, họ chưa thực sự làm tốt công tác tiêu

thụ, nắm bắt thị trường giá cả kịp thời. Năm 2009, nắm bắt tình hình thị trường và cố gắng mở rộng tiêu thụ, công ty đã có được những thay đổi tích cực, cải thiện tình hình tiêu thụ của mình. Cụ thể năm 2009, doanh số tiêu thụ tăng lên 114,61% so với 2008. Tuy nhiên để thấy được sự biến động của từng mặt hàng ta đi vào chi tiết như sau:

Trong các mặt hàng mà công ty kinh doanh, ta thấy những năm gần đây hầu như mặt hàng cà phê vối quả tươi đã không còn được thị trường tiếp nhận, chủ yếu mặt hàng này được công ty mua về và tiến hành tái sản xuất thành các sản phẩm cà phê vối quả khô và cà phê vối nhân xô.

Và trong hai loại cà phê còn lại mà công ty kinh doanh thì mặt hàng cà phê vối nhân xô qua các năm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và hiện đang là mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty. Nếu như năm 2007 doanh số tiêu thụ mặt hàng này là 2.800.179 nghìn đồng chiếm 49,26% giá trị tổng doanh thu thì năm 2008 là 3.771.914 nghìn đồng chiếm tới 70,42% và tỷ trọng này tiếp tục tăng khi doanh thu năm 2009 là 8.931.776 nghìn đồng chiếm 77,70%. Sự tăng trưởng doanh số tiêu thụ của mặt hàng này trong tổng doanh số tiêu thụ cho thấy sự phát triển của thị trường tiêu thụ ngày càng đòi hỏi tính cầu toàn của sản phẩm, ngoài chất lượng thì sản phẩm cần phải có quá trình tinh chế đến gần với người tiêu dùng hơn.

Sau cà phê vối nhân xô là cà phê vối quả tươi, nó chiếm phần còn lại trong tổng doanh số tiêu thụ do mặt hàng cà phê vố quả tươi đã không còn thị trường đối với công ty. Đồng nghĩa với việc tăng tỷ trọng trong tổng doanh số tiêu thụ của cà phê vối nhân xô là xu hướng giảm doanh số theo thời gian của cà phê quả khô do thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu khách hàng đòi hỏi ngày càng cao. Cụ thể: năm 2007 doanh số của mặt hàng này là 2.884.760 nghìn đồng chiếm 50,74% giá trị tổng doanh thu nhưng năm 2008 doanh số đạt được là 1.584.505 nghìn đồng chỉ còn 29,58% tổng giá trị doanh số tiêu thụ, năm 2009 là 2.563.628 nghìn đồng tăng so với 2008 là 979123 nghìn đồng tương ứng 61,79% nhưng vẫn chiếm mức 22,30% so với tổng giá trị doanh thu tiêu thụ. Việc giảm tỷ trọng trong tổng mức tiêu thụ này cho thấy đòi hỏi cao của thị trường về sản phẩm nên doanh nghiệp cần có những kế hoạch sản xuất, thu mua, dự trữ hàng hóa phù hợp để phục

vụ hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Cụ thể cần nắm bắt hàng hóa nào thị trường đang có nhu cầu cao, mặt hàng nào không còn phù hợp với nhu cầu khách hàng của công ty nữa từ đó chuyển đổi, phát triển mặt hàng mới phù hợp hơn để cạnh tranh với các doanh nghiệp tiềm năng kinh doanh cùng lĩnh vực, cùng ngành.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cà phê ia châm (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w