Phân tích tình hình thực hiện công tác tạo nguồn và mua hàng của công ty 1 Tình hình thu mua hàng hóa của công ty qua 3 năm 2007-

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cà phê ia châm (Trang 64 - 69)

II. Phân theo trình độ

3.4. Phân tích tình hình thực hiện công tác tạo nguồn và mua hàng của công ty 1 Tình hình thu mua hàng hóa của công ty qua 3 năm 2007-

3.4.1. Tình hình thu mua hàng hóa của công ty qua 3 năm 2007-2009

Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định được thị trường cần những loại hàng gì, số lượng bao nhiêu và chất lượng như thế nào là phù hợp? Trên cơ sở nắm chắt nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp phải xác định cho được các nguồn hàng để thỏa mãn nhu cầu đó.

Tổng giá trị sản xuất, thu mua cà phê

Biểu đồ 14: Tổng giá trị sản xuất và thu mua của công ty từ 2007-2009

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng số liệu ta thấy rằng tổng giá trị sản xuất, thu mua cà phêcủa công ty qua 3 năm có chiều hướng tăng. Năm 2007 tổng giá trị sản xuất, thu mua cà phê của công ty là 15.512.822 nghìn đồng, năm 2008 là 22.380.463 nghìn đồng tăng 6.867.641 nghìn đồng so với 2007 tương ứng 44,27%, năm 2009 là 31.768.826 nghìn đồng tăng 9.388.363 nghìn đồng tương ứng 41,95%. Như vậy xét về mặt hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá trị hàng hóa sản xuất và mua vào của công ty tăng lên là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa là dự báo tiêu thụ của công ty có những dấu hiệu khả quan, thị trường có khả năng mở rộng nên công ty tiến hành thu mua hàng hóa với khối lượng lớn hơn qua các thời kỳ.

Cà phê sản xuất và cà phê hàng hóa

Biểu đồ 15: Cơ cấu cà phê sản xuất và cà phê hàng hóa trong tổng sản lượng cà phê của công ty từ 2007-2009

(Nguồn: Phòng kế toán)

Biểu đồ 16: Giá trị cà phê sản xuất của công ty từ 2007-2009

Biểu đồ 17: Giá trị cà phê hàng hóa của công ty từ 2007-2009

(Nguồn: Phòng kế toán)

Trong hai nhóm cà phê sản xuất và cà phê hàng hóa, ta thấy cà phê hàng hóa chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị hàng hóa của công ty chiếm từ (90% - 99%) và có giá trị tăng mạnh qua các năm. Cụ thể năm 2007 là 15.512.822 nghìn đồng, năm 2008 là 19.958.096 nghìn đồng tăng 4.445.274 nghìn đồng so với 2007 tương ứng 28,65%, năm 2009 là 28.964.890 nghìn đồng tăng 9.006.794 nghìn đồng so với 2008 tương ứng 45,13%. Nguyên nhân khiến cho giá trị cà phê hàng hóa ngày càng tăng cao và có giá trị lớn trong tổng giá trị hàng hóa của công ty là do năng suất vườn cây không được ổn định, vườn cây của công ty được trồng từ những năm 80, đã đến thời kỳ lão hóa, mặc dù đã dùng nhiều biện pháp thâm canh, chăm sóc nhưng năng suất vẫn không hiệu quả, công ty đang trong tiến trình phục hồi vườn cây mới để sản xuất đi vào ổn định trong tương lai. Vì vậy, để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty tập trung mua hàng từ các hộ bên ngoài với vườn cây trẻ, năng suất cao và ổn định, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về mặt hàng cà phê.

Ta có thể thấy giá trị cà phê sản xuất qua bảng số liệu: Vào năm 2007, ta không thể so sánh và đánh giá vì năm này công ty thực hiện khoán bằng tiền cho các hộ công nhân nhận khoán, sau đó nhận thấy hình thức này không hiệu quả nên công ty chuyển đổi hình thức khoán bằng tiền sang khoán theo sản lượng, tính vượt mức sẽ có khuyến khích, thưởng phù hợp. Năm 2008, giá trị của nhóm hàng này là 2.422.367 nghìn

đồng, năm 2009 là 2.803.936 nghìn đồng tăng 381.659 nghìn đồng so với 2008 tương ứng 15,75%.

Xét từng mặt hàng cụ thể:

- Theo nhóm cà phê sản xuất:

Biểu đồ 18: Cơ cấu cà phê sản xuất của công ty từ 2007-2009

(Nguồn: Phòng kế toán)

Ta thấy cà phê vối quả tươi và cà phê vối quả khô qua các năm có xu hướng giảm về giá trị. Cụ thể năm 2008, giá trị cà phê tươi là 1.191.986 nghìn đồng nhưng năm 2009 là 895.683 nghìn đồng giảm 296.303 nghìn đồng tương ứng 24,86%. Năm 2008 giá trị cà phê quả khô là 1.230.381 nghìn đồng đến năm 2009 chỉ còn 943.807 nghìn đồng giảm 286.574 nghìn đồng tương ứng 23,29%. Nhưng giá trị cà phê nhân xô lại tăng đột ngột vào năm 2009, nếu như năm 2008 giá trị mặt hàng này là 0 thì năm 2009 là 964.446 nghìn đồng, lớn hơn giá trị của 2 mặt hàng trên trong cùng năm sản xuất. Từ đó ta thấy nhu cầu của thì trường ngày càng cao đòi hỏi doanh nghiệp cũng phải bắt kịp nhịp độ, lập kế hoạch sản xuất, thu mua phù hợp, đúng đắn để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế.

- Theo nhóm cà phê hàng hóa:

Biểu đồ 19: Cơ cấu cà phê hàng hóa của công ty từ 2007-2009

(Nguồn: Phòng kế toán)

Ta cũng sẽ thấy được sự biến động của từng mặt hàng mà công ty mua vào: Năm 2007 giá trị cà phê quả tươi là 6.152.272 nghìn đồng, năm 2008 là 7.075.526 nghìn đồng tăng 923.254 nghìn đồng tương ứng 15,01%, năm 2009 là 7.486.653 nghìn đồng tăng 411.127 nghìn đồng tương ứng 5,81%. Qua 3 năm ta thấy giá trị của mặt hàng này có tăng nhưng đều tăng với giá trị không lớn. Tương tự với mặt hàng quả tươi, cà phê vối quả khô cũng có sự biện động tăng không lớn qua năm 2008 nhưng năm 2009 lại có xu hướng giảm do năm này tập trung nguồn hàng cà phê vối nhân xô. Cụ thể năm 2007 giá trị cà phê quả khô là 6.560.371 nghìn đồng, năm 2008 là 9.110.656 nghìn đồng tăng 2.550.285 nghìn đồng tương ứng 38,87%, năm 2009 là 7.714.457 nghìn đồng giảm 1.396.199 nghìn đồng tương ứng 15,32%. Đối với cà phê

vối nhân xô, giá trị của mặt hàng này tăng đột biến vào năm 2009, mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng thấp so với ba mặt hàng trong nhóm này của công ty trong những năm trước nhưng đến 2009 nó chiếm đến 47,52% trong tổng giá trị cà phê hàng hóa của công ty trong khi các năm trước chỉ chiếm khoảng (18% - 19%). Cụ thể năm 2007 giá trị cà phê vối quả khô là 2.800.179 nghìn đồng, năm 2008 là 3.771.914 nghìn đồng tăng 971.735 nghìn đồng tương ứng 34,70%, năm 2009 là 13.763780 nghìn đồng tăng 9.991.866 nghìn đồng tương ứng 264,90%. Điều này chứng tỏ một lần nữa về tính chuẩn hóa của sản phẩm ngày càng lên cao, nhu cầu của thị trường cũng không dừng chân mãi ở một điểm mà luôn có những bước tiến mới. Bởi vậy doanh nghiệp kinh doanh muốn tồn tại và phát triển phải đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp phân tích công tác tạo nguồn và mua hàng tại công ty cà phê ia châm (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w