II. Phân theo trình độ
3.4.3. Tình hình chi phí cho hoạt động thu mua cà phê
Trong hoạt động kinh doanh của công ty, chi phí mua hàng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Vì vậy việc tìm hiểu chi phí thu mua nguồn hàng sẽ giúp công ty có cái
nhìn chính xác hơn về các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thu mua nguồn hàng, qua đó có chính sách tiết kiệm, điều chỉnh các chi phí cho phù hợp, để giảm giá thành nâng cao sức cạnh tranh và đem về lợi nhuận cho công ty.
Tổng chi phí mua hàng
Biểu đồ 22: Tình hình tổng chi phí mua hàng của công ty từ 2007-2009
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn vào biểu đồ 21, ta thấy tổng chi phí mua hàng của công ty qua 3 năm biến động tăng một cách khá mạnh, cụ thể năm 2007 tổng chi phí mua hàng là 16.012.920 nghìn đồng, năm 2008 là 23.199.899 nghìn đồng tăng 7.186.979 nghìn đồng so với 2007 tương ứng 44,88%, năm 2009 tổng chi phí mua hàng là 32.524.741 nghìn đồng tăng 9.324.842 nghìn đồng so với 2008 tương ứng 40,19%. Nguyên nhân chính là do tình hình tiêu thụ có nhiều biến chuyển tốt và cải thiện nên lượng hàng hóa nhập về của công ty cũng theo đó tăng thêm mà chi phí mua hàng là khoản chi phí lớn nhất trong các khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí mua hàng
Biểu đồ 23: Tình hình chi phí mua hàng của công ty từ 2007-2009
(Nguồn: Phòng kế toán)
Chi phí mua hàng là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho đơn vị nguồn hàng tùy vào lượng hàng hóa mà công ty đã mua. Nguồn tiền để trang trải chi phí mua hàng là nguồn vốn lưu động của công ty. Năm 2008 chi phí mua hàng của công ty đã tăng 6.867.641 nghìn đồng tương ứng tăng 44,27% so với 2007, năm 2009 tăng 9.388.363 nghìn đồng tương ứng 41,95% so với 2008. Năm 2007 chi phí mua hàng là 15.512.822 nghìn đồng chiếm 96,88%, năm 2008 chi phí này là 22.380.463 nghìn đồng chiếm 96,47%, năm 2009 là 31.768.826 nghìn đồng chiếm 97,67% trong tổng chi phí mua hàng.
Chi phí lưu thông
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bên cạnh chi phí mua hàng thì chi phí lưu thông cho hoạt động thu mua cà phê của công ty là một khoản mục cũng không kém phần quan trọng. Loại chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng chi phí cho hoạt động thu mua hàng hóa của công ty và chiếm từ (2% - 4%) trong tổng chi phí thu mua cà phê của công ty. Đây là khoản chi phí lao động xã hội cần thiết để lưu thông hàng hóa từ nơi mua đến nơi bán và nó là khoản chi phí gắn liền trong suốt quá trình mua, bán và vận động của hàng hóa từ nguồn hàng đến nới bán hàng và có liên quan đến tất cả các khâu, các quá trình nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Mức chi phí lưu thông cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào trình độ tổ chức, quản trị của doanh nghiệp, vào sự tính toán hợp lý và thực tế cũng như ý thức tiết kiệm của mọi thành viên trong bộ phận tạo nguồn – mua hàng. Do đó chi phí lưu thông là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp và sự biến động của chi phí lưu thông trong thu mua tương ứng với sự biến động giá trị hàng hóa thu mua và phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa thu mua. Năm 2007 chi phí lưu thông của công ty là 500.098 nghìn đồng, năm 2008 là 819.436 nghìn đồng tăng 319.338 nghìn đồng tương ứng 63,86% so với 2007, năm 2009 là 755.915 nghìn đồng giảm 63.521 nghìn đồng tương ứng 7,75% trong tổng chi phí thu mua ca phê của công ty. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chi phí lưu thông tăng là do khối lượng hàng hóa mua vào tăng.
Chi phí lưu thông tăng (giảm) kéo theo các chi phí khác như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí hao hụt, các chi phí khác cũng tăng (giảm) theo. Trong đó chi phí bảo quản, bốc dỡ năm 2008 đã tăng 182.688 nghìn đồng tương ứng 60,43% so với 2007, năm 2009 chi phí này tăng 34.912 nghìn đồng tương ứng 7,20% so với 2008. Đây là khoản chi phí lớn nhất trong khoản chi phí lưu thông cho hoạt động thu mua hàng hóa nên sự tăng giảm này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thu mua của công
ty. Vì vậy công ty cần có biện pháp để sử dụng hợp lý các khoản chi phí này góp phần nâng cao hiệu quả của công ty.
Chi phí hao hụt chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi chi phí lưu thông nhưng nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Khoản chi phí này ít nhiều cũng liên quan đến trình độ tổ chức và tinh thần trách nhiệm của mọi người trong công ty nói chung và của bộ phận tạo nguồn – mua hàng nói riêng. Chi phí này năm 2007 là 5.171 nghìn đồng, năm 2008 là 10.874 nghìn đồng tăng 5.703 nghìn đồng tương ứng 110,29% so với 2007, năm 2009 là 5.586 nghìn đồng giảm 5.288 nghìn đồng tương ứng 48,63% so với 2008. Điều này cho thấy năm 2009 công ty đã có những cố gắng hạn chế các khoản hao hụt giúp cho chi phí này giảm xuống tác động tích cực đến chi phí lưu thông.
Ngoài ra các khoản chi phí khác cũng chiếm một khoản khá lớn trong tổng chi phí lưu thông thu mua cà phê. Năm 2007 chi phí này là 192.609 nghìn đồng, năm 2008 là 323.556 nghìn đồng tăng 130.947 nghìn đồng tương ứng 67,99% so với 2007, năm 2009 là 230.411 nghìn đồng giảm 93.145 nghìn đồng tương ứng 28,79% so với 2008.
Bên cạnh chi phí mua hàng thì chi phí lưu thông cho hoạt động thu mua là khoản chi phí mà công ty nói chung và bộ phận tạo nguồn nói riêng phải quan tâm. Chúng ta thấy chi phí lưu thông năm 2008 tăng hơn so với năm 2007, điều này là do năm này khối lượng hàng hóa thu mua tăng cao nên các khoản chi phí thuộc chi phí lưu thông đều tăng, nó phù hợp với tình hình nguồn hàng của công ty nhưng đến năm 2009 chi phí này giảm hơn so với 2008 mặc dù lượng hàng hóa vẫn tăng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được nguyên nhân chính là do chi phí hao hụt và chi phí khác giảm, điều này cho thấy công ty đã có những cố gắng trong quản lý, và ý thức của bộ phận tạo nguồn về tiết kiệm được nâng cao hoàn thành tốt với chi phí giảm, giúp công ty tiết kiệm một khoản chi phí trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.