Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

Ngô là cây trồng sinh trưởng mạnh, tạo ra khối lượng chất xanh lớn nên nhu cầu nước lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Trung bình một ha ngô từ khi gieo đến khi chín cần khoảng 3000-4000 tấn nước (Trần Văn Minh, 2004) [24].

Để hoàn thành một chu kỳ sống, mỗi cây ngô cần 200-220 lít nước, tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh trưởng, nhu cầu nước của cây ngô khác nhau: Thời kỳ đầu cây phát triển chậm, tích lũy chất xanh ít nên không cần nhiều nước, thời kỳ 7-13 lá, ngô cần 28-35m3 nước/ha/ngày, thời kỳ xoáy nõn, trỗ cờ, phun râu cần 65-70 m3 nước/ha/ngày (Trần Hữu Miện, 1987)[23].

Trần Văn Minh (2004)[24] cho biết: Ngô là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển mạnh nên có khả năng hút nước rất khỏe, cho nên lượng nước cần để tạo ra một đơn vị chất khô thấp. Để hình thành một đơn vị chất khô cây ngô cần 260 đơn vị nước ở vùng ít mưa và 349 đơn vị nước ở vùng mưa nhiều.

Cây ngô cần nước ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, thiếu nước ở bất kỳ giai đoạn nào cùng làm năng suất ngô giảm. Denmead (1960) [48] tiến hành thí nghiệm gây hạn ở 3 thời kỳ: Trước trỗ 7 ngày, thời kỳ trỗ và sau thụ phấn 15 ngày đã kết luận: Hạn ở các thời kỳ trên đã làm giảm năng suất tương ứng là 25; 50; và 21%.

cực đại, trên đất có thành phần cơ giới nhẹ nên tưới kịp thời khi độ ẩm đất ở 70%, ở đất thịt nặng thì cần tưới nước khi độ ẩm xuống 30% vào thời kỳ sinh dưỡng và 70% vào thời kỳ sinh thực (Monsanto, 2001)[56].

Trong các yếu tố ngoại cảnh, hạn là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất ngô của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ở Châu Á. Giải pháp truyền thống để giải quyết sự thiếu nước trên đồng ruộng là tưới, nhưng ở Việt nam 70% diện tích trồng ngô phụ thuộc vào nước trời, không có hệ thống thủy lợi, vì vậy các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu để chọn được các giống chịu hạn phục vụ sản xuất.

Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số giống ngô lai ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, Đỗ Tuấn Khiêm, Lê Quý Kha (2004)[20] cho thấy các giống chịu hạn có khối lượng chất khô thường cao hơn, mức độ héo thấp hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn so với giống không chịu hạn.

Phan Thị Vân, Ngô Hữu Tình và cs (2005) [45] đã theo dõi tỷ lệ nảy mầm của các dòng, giống ngô lai trong điều kiện thiếu nước, kết quả chứng minh được các dòng có khả năng chịu hạn khi sử dụng làm vật liệu tạo giống có khả năng tạo ra con lai có khả năng chịu hạn tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)