Đặc điểm phát triển thân của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 69)

3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm

Ngô là cây trồng thuộc họ hòa thảo, nhưng thân khá cứng chắc. Khi mới hình thành, thân phát triển rất chậm, giai đoạn 6 lá đỉnh sinh trưởng thân mới ở trên mặt đất. Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển, chiều cao cây tăng dần và tăng mạnh nhất là giai đoạn từ 9 lá đến trỗ cờ và dừng lại sau khi kết thúc quá trình thụ tinh.

Giai đoạn đầu, mặc dù phát triển chậm nhưng rất nhiều bộ phận được hình thành từ thân như lá, rễ, chồi mầm. Chính vì vậy, phải có biện pháp kỹ thuật chăm sóc để thân phát triển tốt, tập trung dinh dưỡng tối ưu nuôi các bộ phận, tăng khả năng cho năng suất của các giống.

Để thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng có hiệu quả cần theo dõi quá trình phát triển của thân thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của cây.

cho thấy:

* Vụ Đông 2012: Các giống thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng chiều

cao tăng dần từ 20 đến 40 ngày sau trồng, sau đó giảm dần. Vụ Đông giai đoạn đầu do nhiệt độ và ẩm độ thích hợp nên hầu hết các giống đều sinh trưởng phát triển mạnh.

Giai đoạn 20 ngày sau trồng : Tốc độ tăng trưởng của các giống thí

nghiệm đạt 3,44 - 4,39 cm/ngày lớn hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 30 ngày sau trồng: Giống KK11-5, KK11-8, KK11-9 và

KK11-11, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đạt 6,55-7,03 cm/ngày, cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng tương đương với giống đối chứng.

Giai đoạn sau trồng 40 ngày: tốc độ tăng trưởng của các giống thí

nghiệm biến động từ 4,84- 7,07 cm/ngày. Không có sự sai khác giữa các giống thí nghiệm ( P > 0.05).

Giai đoạn sau trồng 50-60 ngày: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các

giống thí nghiệm đạt 1,21 - 4,08 cm/ngày. Giống KK11-1, KK11-3, KK11-5 và KK11-8, tốc độ tăng trưởng đạt 1,87-2,64 cm/ngày (giai đoạn 50 ngày sau trồng) và 1,68-2,56 cm/ngày (giai đoạn 60 ngày sau trồng), thấp hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống KK11- 4, KK11-9 và KK11-11, tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 1,77 - 2,42c/ngày thấp hơn giống đối chứng ở giai đoạn 60 ngày sau trồng. Các giống còn lại tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tương đương với giống đối chứng ở cả 2 giai đoạn 50 và 60 ngày sau trồng.

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 tại Thái Nguyên

Đơn vị: cm/ngày

Giống 20 30 40 50 60 KK11-1 3,96 6,05 6,64 2,64 2,56 KK11-3 4,06 6,20 6,96 2,42 2,01 KK11-4 3,87 6,15 6,77 3,52 2,42 KK11-5 4,38 6,55 4,84 1,87 1,68 KK11-6 3,83 6,08 6,55 3,39 3,26 KK11-8 4,15 6,55 6,17 2,31 1,99 KK11-9 4,39 7,03 5,82 3,10 1,21 KK11-11 4,36 6,93 5,78 4,08 1,77 NK4300 (đ/c) 3,44 5,48 7,07 3,49 3,31 P <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV% = LSD05 = 4,1 0,28 7,2 0,79 12,4 1,35 15,1 0,78 11,5 0,64

*Vụ Xuân 2013: Tốc độ tăng trưởng của các giống thí nghiệm chậm

hơn so với vụ Đông 2012.

Giai đoạn 20 ngày sau trồng: Giống KK11-1 tốc độ tăng trưởng đạt

1,54 cm/ngày tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại tốc độ tăng trưởng đạt 1,63 - 1,79 cm/ngày cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Giai đoạn 30 - 40 ngày sau trồng: Tốc độ tăng trưởng không có sự sai

khác giữa các giống thí nghiệm ( P > 0,05).

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2103 tại Thái Nguyên

Đơn vị: cm/ngày

Chỉ tiêu Giống

Thời gian sau trồng … (ngày)

20 30 40 50 60 KK11-1 1,54 2,55 3,19 3,55 3,22 KK11-3 1,73 2,80 4,14 4,50 3,91 KK11-4 1,79 3,13 4,08 4,34 3,66 KK11-5 1,68 2,75 3,28 4,60 3,68 KK11-6 1,65 2,24 3,62 4,51 3,03

KK11-8 1,63 2,65 3,54 3,62 3,94 KK11-9 1,71 2,41 3,43 4,80 4,24 KK11-11 1,79 2,62 3,69 4,14 3,66 NK4300 (đ/c) 1,46 2,95 3,13 4,10 3,80 P <0,05 >0,05 >0,05 <0,05 <0,05 CV% = LSD05 = 5,0 0,15 14,6 0,68 13,8 0,85 5,7 0,42 10,0 0,64

Giai đoạn 50 ngày sau trồng: Các giống thí nghiệm đều có tốc độ tăng

trưởng chiều cao đạt tối đa. Giống KK11-5 và KK11-9 tốc độ tăng trưởng đạt 4,6 và 4,8 cm/ngày, cao hơn giống đối chứng. Giống KK11-1 và KK11- 8, tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 3,55 và 3,62 cm/ngày, thấp hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đương với giống đối chứng.

Giai đoạn 60 ngày sau trồng: Tốc độ tăng trưởng của các giống thí

nghiệm đều giảm, chỉ đạt 3,03-4,24 cm/ngày. Giống KK11-6, tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 3,03 cm/ngày, thấp hơn giống đối chứng. Các giống còn lại, tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt 3,22-4,24 cm/ngày, tương đương với giống đối chứng.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm biến động rất lớn, phụ thuộc vào giống và điều kiện khí hậu. Vụ Đông 2012, các giống ngô thí nghiệm tăng trưởng nhanh ở giai đoạn đầu, vụ Xuân tốc độ tăng trưởng của các giống tăng khi nhiệt độ và lượng mưa tăng lên.

3.1.2.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm

* Chiều cao cây (cm)

Chiều cao cây của cây ngô được tính từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Chiều cao của cây ngô là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống. Chiều cao cây thường tương quan thuận với

thời gian sinh trưởng. Các giống có chiều cao cây cao thường có thời gian sinh trưởng dài hơn giống có chiều cao cây thấp. Tuy nhiên chiều cao cây là đặc tính rất dễ biến động trước tác động của điều kiện ngoại cảnh. Khi gặp hạn chiều cao của một giống có thể thay đổi rất lớn.

Chiều cao cây liên quan mật thiết với khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn thụ tinh, khả năng cho năng suất của cây ngô. Nếu chiều cao cây lớn, khả năng chống đổ kém, ngược lại nếu cây có chiều cao quá thấp, khả năng thụ phấn thụ tinh kém, dễ bị sâu bệnh gây hại hơn và ảnh hưởng đến năng suất.

Số liệu bảng 3.4 và hình 3.1 cho thấy: Các giống thí nghiệm có chiều cao cây đạt 210,43-241,2 cm (vụ Đông 2012) và 180,60-213,17 cm (vụ Xuân 2013).

Vụ Đông 2012, giống KK11-5, chiều cao cây đạt 210,43 cm, thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại chiều cao cây đạt 219,97-241,2 cm, tương đương với giống đối chứng.

Vụ Xuân 2013, giống KK11-3 và KK11-5 chiều cao cây đạt 181,28 và 180,60 cm, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại chiều cao cây cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.4. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 tại Thái Nguyên

Giống Vụ Đông 2012 Vụ Xuân 2013 Cao cây (cm) Cao bắp (cm) TL CC/CB (%) Cao cây (cm) Cao bắp (cm) TL CC/CB (%) KK11-1 233,13 120,90 51,86 189,59 91,93 48,5 KK11-3 219,97 131,23 59,66 181,28 90,42 49,9 KK11-4 224,67 128,87 57,36 198,67 98,07 49,4 KK11-5 210,43 116,63 55,43 180,60 92,93 51,5

KK11-6 241,20 139,17 57,70 194,38 93,98 48,3 KK11-8 234,60 127,07 54,16 213,17 96,03 45,1 KK11-9 224,30 125,40 55,91 194,00 94,42 48,7 KK11-11 235,03 126,37 53,77 197,98 99,33 50,2 NK4300 (đ/c) 231,23 118,87 51,41 175,43 91,00 51,9 P <0,05 <0,05 - <0,05 >0,05 - CV% = LSD05 = 3,2 12,76 3,2 7,06 - 3,3 10,78 6,5 10,57 -

Hình 3.1. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013

Hình 3.2. Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013

* Chiều cao đóng bắp (cm)

Ngô là cây có hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực định vị trên đỉnh thân, hoa cái được phát sinh từ nách lá. Ở cây ngô, vị trí hình thành hoa cái được gọi là vị trí đóng bắp, chiều cao từ mặt đất đến vị trí đóng bắp được gọi là chiều cao đóng bắp. Chiều cao đóng bắp cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chống đổ, khả năng thụ phấn, thụ tinh của ngô cũng như khả năng cơ giới hóa trong việc sản xuất. Chiều cao đóng bắp ở cây ngô thường tương quan thuận với thời gian sinh trưởng. Giống có thời gian sinh trưởng dài, chiều cao đóng bắp thường bằng khoảng 45 - 60% chiều cao cây, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao đóng bắp bằng khoảng 35 - 38% chiều cao cây. Tuy nhiên chiều cao đóng bắp còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, chế độ dinh dưỡng....

2012 và Xuân 2013 chúng tôi thấy:

Vụ Đông 2012, chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm đạt 116,63-139,17 cm. Giống KK11-1, KK11-5 và KK11-9, chiều cao đóng bắp đạt các giá trị tương ứng là 120,9; 116,63 và 125,40 cm, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại, chiều cao đóng bắp đạt 126,37-139,17 cm, cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2013 đạt 90,42- 99,33 cm, thấp hơn so với vụ Đông 2012 và không có sự sai khác giữa các giống thí nghiệm (P>0,05).

Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của các giống thí nghiệm đạt 51,41-59,66% (vụ Đông 2012) và 48,30-51,90% (vụ Xuân 2013). Giống KK11-3, KK11-4 và KK11-6, tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây tương đối cao (57,36-59,66%). Các giống còn lại đều có chiều cao đóng bắp phù hợp với với trình thụ phấn, thụ tinh và khả năng chống đổ.

Nhìn chung, những giống có chiều cao đóng bắp thấp thường có khả năng chống đổ tốt, nhưng hiệu quả của quá trình thụ phấn thụ tinh thấp, ngược lại giống có chiều cao đóng bắp cao, thuận lợi cho quá trình thụ phấn, thụ tinh, hạn chế được sâu bệnh phá hoại nhưng khả năng chống đổ, gãy kém. Chính vì vậy, để đạt được nhiều mục tiêu trong chọn tạo giống, các nhà khoa học khuyến cáo nên chọn các giống có chiều cao đóng bắp bằng ½ so với chiều cao cây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w