3.1.3.1. Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm
Ở cây ngô, sau khi bao lá mầm nhú ra khỏi mặt đất, những lá đầu tiên được hình thành. Quá trình phát triển của lá ngô thay đổi rất lớn giữa các giai đoạn sinh trưởng. Giai đoạn đầu lá hình thành và phát triển chậm, nếu so sánh với sự phát triển của rễ giai đoạn này thì thân lá phát triển chậm hơn. Bắt đầu từ giai đoạn phân hóa cơ quan sinh sản, lá hình thành và phát triển rất nhanh,
1-2 ngày đã hình thành nên một lá. Đặc điểm phát triển của lá là một trong những cơ sở quan trọng để nhận biết được các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô trên đồng ruộng. Căn cứ vào các kết quả đó, các nhà khoa học xây dựng các quy trình bón phân, tác động các biện pháp kỹ thuật kịp thời giúp cho bộ lá của cây khỏe mạnh, tăng khả năng quang hợp, tích lũy các chất dinh dưỡng nuôi cây, tăng khả năng cho năng suất tối đa của giống.
Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 cho thấy:
* Giai đoạn 20 ngày sau trồng
Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm đạt 0,25-0,28 lá/ngày (vụ Đông 2012) và 0,16-0,20 lá/ngày (vụ Xuân 2013).
Vụ Đông 2012, giống KK11-6, tốc độ ra lá đạt 0,28 lá/ngày, cao hơn giống đối chứng. Các giống còn lại tốc độ ra lá đạt 0,25-0,27 lá/ngày, tương đương với giống đối chứng.
Vụ Xuân 2013, giống KK11-1, KK11-8 và KK11-11, tốc độ ra lá đạt 0,20 lá/ngày, lớn hơn giống đối chứng. Giống KK11-5, tốc độ ra lá đạt 0,16 lá/ngày, thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có tốc độ ra lá tương đương với giống đối chứng.
Bảng 3.5. Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 tại Thái Nguyên
Đơn vị: lá/ngày
Chỉ tiêu Giống
Thời gian sau trồng … (ngày)
20 30 40 50 60
KK11-1 0,26 0,30 0,33 0,39 0,23
KK11-3 0,25 0,28 0,31 0,36 0,31
KK11-5 0,25 0,33 0,33 0,36 0,28 KK11-6 0,28 0,29 0,38 0,34 0,31 KK11-8 0,26 0,30 0,35 0,40 0,26 KK11-9 0,27 0,31 0,40 0,40 0,24 KK11-11 0,27 0,30 0,41 0,33 0,27 NK4300 (đ/c) 0,26 0,29 0,33 0,31 0,30 P <0,05 >,005 >0,05 >0,05 <0,05 CV% = LSD05 = 1,8 0,01 12,6 0,06 16,3 0,10 15,4 0,10 8,4 0,04
Bảng 3.6. Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2013 tại Thái Nguyên
Đơn vị: lá/ngày
Chỉ tiêu Giống
Thời gian sau trồng … (ngày)
20 30 40 50 60 KK11-1 0,20 0,20 0,17 0,19 0,35 KK11-3 0,17 0,19 0,19 0,19 0,33 KK11-4 0,19 0,19 0,20 0,16 0,36 KK11-5 0,16 0,20 0,19 0,17 0,33 KK11-6 0,18 0,19 0,21 0,15 0,36 KK11-8 0,20 0,18 0,18 0,20 0,38 KK11-9 0,16 0,21 0,23 0,17 0,33 KK11-11 0,20 0,21 0,19 0,20 0,41 NK4300 (đ/c) 0,18 0,21 0,18 0,18 0,33 P <0,05 >0,05 >0,05 >0,05 <0,05 CV% = LSD05 = 4,2 0,01 13,3 0,05 12,7 0,04 11,2 0,03 7,1 0,04
* Giai đoạn 30-40-50 ngày sau trồng
Kết quả theo dõi ở cả hai vụ nghiên cứu cho thấy: tốc độ ra lá không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm (P>0,05).
* Giai đoạn 60 ngày sau trồng
Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm ở vụ Xuân 2013 lớn hơn vụ Đông 2012.
Giống KK11-1 và KK11-9, tốc độ ra lá đạt 0,23-0,24 lá/ngày, thấp hơn giống đối chứng ở vụ Đông 2012.
Giống KK11-8 và KK11-11, tốc độ ra lá đạt 0,38 và 0,41 lá/ngày, cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95% ở vụ Xuân 2013.
Các giống còn lại có tốc độ ra lá tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.
Nhìn chung tốc độ hình thành lá của các giống thí nghiệm thay đổi tùy thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh. Ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (từ sau 9 lá đến trỗ), tốc độ ra lá nhanh hơn giai đoạn đầu. Thời kỳ tốc độ ra lá nhanh cũng đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng lớn, vì vậy cần chú ý cung cấp đủ nước, dinh dưỡng cho cây.
3.1.3.2. Số lá/cây và chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm * Số lá/cây
Ở cây ngô, số lá được phân hóa ngay từ phôi hạt ở giai đoạn R2 (tạo hạt), tùy điều kiện ngoại cảnh, mầm lá có thể được phân hóa nhiều hay ít. Đây là cơ sở quyết định số lá/cây.
Bộ lá ngô có vai trò quyết định trong việc quang hợp và tạo sản phẩm nuôi bắp. Vì vậy, số lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất hạt. Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.
Số liệu bảng 3.7 cho thấy: Số lá/cây của các giống thí nghiệm đạt 17,43-18,97 lá (vụ Đông 2012) và 17,40-19,07 lá (vụ Xuân 2013).
lá, cao hơn giống đối chứng chắn chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có số lá/cây tương đương với giống đối chứng.
Vụ Xuân 2013, số lá/cây không có sự sai khác giữa các giống thí nghiệm (P>0,05).
Nhìn chung, số lá/cây của các giống thí nghiệm chênh lệch không lớn giữa hai vụ nghiên cứu. Theo Garasencop, số lá của một giống hầu như không thay đổi với điều kiện trồng trọt và không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết hàng năm. Giới hạn sự thay đổi về số lá của một giống trong những điều kiện khác nhau không quá 1-2 lá (Nguyễn Thế Hùng, 2006)[16]. Sự thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa giữa hai vụ Đông 2012 và Xuân 2013, không tạo áp lực lớn để làm biến đổi số lá/cây của các giống thí nghiệm.
Bảng 3.7. Số lá/cây, chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 tại Thái Nguyên
Giống Vụ Đông 2012 Vụ Xuân 2013 Số lá/cây (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất) Số lá/cây (lá) CSDTL (m2 lá/m2 đất) KK11-1 17,47 3,48 17,40 3,18 KK11-3 17,57 2,99 17,57 3,44 KK11-4 17,43 4,23 17,57 3,02 KK11-5 17,97 3,50 18,20 3,26 KK11-6 18,80 3,15 18,37 3,37 KK11-8 18,17 3,23 17,90 2,76 KK11-9 18,97 3,94 19,07 3,46 KK11-11 18,40 4,01 18,20 3,73 NK4300 (đ/c) 17,83 3,63 18,00 3,20 P <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 CV% = LSD05 = 2,2 0,67 6,2 0,39 3,3 1,03 6,7 0,38 * Chỉ số diện tích lá (m2lá/m2đất)
Năng suất ngô phụ thuộc rất lớn vào quá trình quang hợp. Đối với các loài thực vật 95% năng suất tích lũy được là nhờ quá trình quang hợp, chỉ còn
5% từ chất khoáng. Timiriazep cho rằng: bằng cách điều khiển chức năng quang hợp, con người có thể khai thác cây xanh vô tận (Trần Kim Đồng, 1991)[11]. Một trong những hướng khai thác tiềm năng năng suất của cây trồng hiệu quả nhất hiện nay là nâng cao hệ số sử dụng ánh sáng của cây trồng, tăng hiệu suất quang hợp. Sự sắp xếp bộ lá và khả năng tiếp nhận ánh sáng có liên quan chặt chẽ với chỉ số diện tích lá, khả năng quang hợp và năng suất sinh học (Fakored và Mock, 1978)[51]. Vì vậy việc nghiên cứu chỉ số diện tích lá và góc độ lá cùng với mối quan hệ của chúng để sử dụng trong việc cải tạo nâng cao năng suất ngô là rất cần thiết.
Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ sở để nâng cao năng suất cây trồng bằng con đường quang hợp là nâng cao chỉ số diện tích lá. Nichiporocic đã chỉ ra rằng, tất cả các loại cây trồng đều có một chỉ số diện tích lá thích hợp và theo ông, chỉ số diện tích lá của các cây biến động từ 2,5 - 5 m2 lá/m2 đất. Thông thường, giống nào có chỉ số diện tích lá lớn thì có tiềm năng cho năng suất cao, tuy nhiên trong thực tế cũng có nhiều trường hợp giống có chỉ số diện tích lá lớn nhưng cho năng suất không cao, vì đây là mối quan hệ phức tạp có liên quan đến sức chứa và nguồn chứa. Sức chứa là độ lớn và số lượng các cơ quan bộ phận của cây, có khả năng chứa các chất đồng hóa để tạo ra năng suất, còn nguồn chứa là lượng chất đồng hóa được chuyển từ lá về các bộ phận chứa năng suất.
Kết quả nghiên cứu chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 cho thấy:
Các giống thí nghiệm có chỉ số diện tích lá (LAI) biến động từ 2,99- 4,23 m2 lá/m2 đất (vụ Đông 2012) và 2,76-3,73 m2 lá/m2 đất (vụ Xuân 2013).
Giống KK11-4, chỉ số diện tích lá đạt 3,02-4,23 m2 lá/m2 đất, cao hơn giống đối chứng ở vụ Đông 2012 và tương đương với giống đối chứng ở vụ Xuân 2013.
Giống KK11-11, chỉ số diện tích lá đạt 3,73-4,01 m lá/m đất, tương đương với giống đối chứng ở vụ Đông 2012 và cao hơn giống đối chứng chắc chắn ở vụ Xuân 2013.
Giống KK11-8, chỉ số diện tích lá đạt 2,76-3,23 m2 lá/m2 đất, thấp hơn giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.
Giống KK11-3 và KK11-6, chỉ số diện tích lá thấp hơn giống đối chứng ở vụ Đông 2012. Các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.
Nhìn chung hầu hết các giống thí nghiệm đều có chỉ số diện tích lá thấp hơn tối ưu. Chỉ số diện tích lá tối ưu ở cây ngô là 4 m2 lá/m2 đất. Vì vậy, nếu giống nào được lựa chọn để mở rộng ra sản xuất cần nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp để đạt được chỉ số diện tích lá tối ưu, tăng hiệu suất quang hợp, tăng năng suất.