Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 93)

Ngô là một trong những loại cây trồng bị khá nhiều loại sâu bệnh phá hại, đây cũng là một trong những yếu tố hạn chế đến năng suất ngô ở nước ta. Điều kiện nhiệt đới nóng ẩm ở Việt Nam đã làm cho các lứa sâu phát triển nhanh và kế tiếp nhau, gây nên tác hại nghiêm trọng đến năng suất. Sâu bệnh

là một trong những nguyên nhân không những làm giảm năng suất ngô ngoài đồng mà còn làm giảm sản lượng ngô trong quá trình bảo quản. Đây là một vấn đề đang được các nhà khoa học quan tâm và tìm cách khắc phục. Theo đánh giá của tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc: tổng thiệt hại do sâu gây ra hàng năm là 20 - 30 tỷ đôla (bằng 13 - 14% sản lượng), do bệnh là 24 - 25 tỷ đôla (bằng 11 - 12% sản lượng).

Hiện nay do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa hợp lý trong sản xuất nên đã làm cho sâu hại có khả năng chống chịu với nhiều loại thuốc, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cũng gặp khó khăn hơn. Vì vậy, chọn giống có khả năng chống chịu sâu bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình chọn tạo giống mới.

Để có cơ sở chọn giống có khả năng chống chịu sâu bệnh chúng tôi đã theo dõi một số sâu bệnh hại chính trên các giống ngô thí nghiệm, kết quả trình bày ở bảng 3.13.

* Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis. Hubner)

Sâu đục thân thuộc bộ Lepidoptera, phân bố phổ biến rộng rãi ở tất cả các vùng trồng ngô trong nước và trên thế giới. Sâu tuổi 1 đến tuổi 2 thích ăn các bộ phận còn non, mềm, nhiều nước. Sâu non mới nở chưa kịp chui vào bên trong thân ngô, nếu gặp độ ẩm thấp dưới 90%, có thể bị chết trên 50%. Từ tuổi 3 trở lên sâu đục vào thân cây, bắp non. Những bắp bị sâu đục khi mới hình thành thường không tiếp tục phát triển được. Cây ngô bị sâu đục nếu gặp gió bão, khả năng chống đổ kém. Sâu đục thân phá hại ở tất cả các mùa vụ trồng ngô.

Các giống thí nghiệm đều bị sâu đục thân phá hại ở cả hai vụ nghiên cứu. Giống KK11-3 và KK11-11, khả năng chống chịu sâu đục thân tốt nhất, đánh giá điểm 1, tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

Giống KK11-1, khả năng chống chịu sâu đục thân kém nhất, đánh giá điểm 3 ở cả vụ Đông 2012 và Xuân 2103. Giống KK11-8 và KK11-9, khả

năng chống chịu sâu đục thân đánh giá điểm 3 ở vụ Đông 2012. Giống KK11- 6, khả năng chống chịu sâu đục thân đánh giá điểm 3 ở vụ Xuân 2013. Các giống còn lại khả năng chống chịu sâu đục thân đánh giá điểm 2 ở cả hai vụ nghiên cứu.

Bảng 3.13. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 tại Thái Nguyên

Giống Vụ Đông 2012 Vụ Xuân 2013 Đục thân (điểm) Cắn râu (%) Rệp cờ (điểm) Đục thân (điểm) Cắn râu (%) Khô vằn (%) KK11-1 3 4,17 2 3 18,93 15,90 KK11-3 1 3,13 1 1 23,73 1,87 KK11-4 2 7,29 1 2 16,67 10,00 KK11-5 2 7,29 2 2 21,03 10,70 KK11-6 2 12,50 3 3 13,27 6,43 KK11-8 3 14,59 2 2 1,00 9,67 KK11-9 3 20,83 2 2 16,13 12,37 KK11-11 1 5,63 1 1 13,00 5,57 NK4300 (đ/c) 1 7,29 1 1 21,50 14,03 P - <0,05 - - <0,05 <0,05 CV% = LSD05 = 11,9 3,38 11,6 3,23 12,6 2,10

* Sâu cắn râu (Heliothis zeaH. armigare.)

Sâu cắn râu có nhiều lứa trong năm, khi cây ngô chưa phun râu, loại sâu này ăn lá non. Thời kỳ ngô phun râu chúng tập trung cắn phá râu ngô ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, năng suất và phẩm chất hạt. Sâu cắn râu có hai loại:

Loại sâu có mầu xanh (Heliothis armigera). Sâu này thường cắn râu sau đó đục hẳn vào bắp.

Loại sâu có mầu xám (Helisthis Zea). Loại này cắn râu nhưng chỉ chui một nửa mình vào trong bắp.

Kết quả theo dõi tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu của các giống thí nghiệm cho thấy:

Vụ Đông 2012, tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu của các giống thí nghiệm là 3,13-20,83%. Giống KK11-6, KK11-8 và KK11-9, tỷ lệ sâu cắn râu là 12,50- 20,83%, cao hơn giống đối chứng. Giống KK11-3, tỷ lệ sâu cắn râu là 3,13%, thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu là 4,17-7,29%, tương đương với giống đối chứng.

Tỷ lệ nhiễm sâu cắn râu của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2013 lớn hơn vụ Đông 2012, biến động từ 1,00-23,73%. Giống KK11-1, KK11-3 và KK11-5, tỷ lệ sâu cắn râu là 18,93-23,73%, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại tỷ lệ sâu cắn râu là 1,00-16,67%, thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

* Rệp hại ngô (Rhopalosiphum maidis.)

Rệp thường xuất hiện và gây hại ở tất cả các vụ ngô trong năm, chúng chích hút nhựa cây làm cây sinh trưởng còi cọc, gầy yếu, cờ khô, bắp nhỏ ít hạt, hạt lép. Ngoài gây hại trực tiếp thì rệp còn là môi giới truyền bệnh virus hại ngô.

Rệp ngô sinh sản theo lối đơn tính và đẻ con. Trong quần thể rệp thường thấy nhiều loại hình: rệp cái không cánh, có cánh, rệp con. Đầu vụ ngô đông xuân, rệp cái có cánh bay từ các cây ký chủ dại tới các ruộng ngô để đẻ con, những rệp con này về sau phát triển thành rệp cái không cánh và tiếp tục sinh sản đơn tính nhiều thế hệ trên cây ngô. Khi quần thể rệp phát triển tương đối dày đặc thì xuất hiện nhiều cá thể rệp có cánh để bay tới những cây ngô khác để đẻ con và lại hình thành quần thể rệp ở đó. Đến cuối vụ, cây ngô đã già, điều kiện thức ăn không còn thích hợp nữa thì trong quần thể rệp xuất hiện nhiều rệp có cánh để di chuyển sang các cây ký chủ khác, sinh sản và phát triển cho tới vụ ngô sau.

Rệp sống thành quần thể trên các bộ phận non như bẹ lá, nõn ngô, hoa cờ, lá bao, có chỗ lẻ tẻ 5-7con, có chỗ phát triển thành từng đám dày đặc.

Qua theo dõi chúng tôi thấy, rệp chỉ xuất hiện trên các giống thí nghiệm ở vụ Đông 2012. Giống KK11-6, nhiễm rệp với tỷ lệ lớn nhất đánh giá điểm 3, kém hơn giống đối chứng. Giống KK11-3, KK11-4 và KK11-11, kháng rệp tốt, đánh giá điểm 1, tương đương với giống đối chứng, các giống còn lại, đánh giá điểm 2.

* Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)

Bệnh khô vằn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, vì vậy thường gây hại nhiều hơn trong vụ ngô Xuân. Khi bệnh phát triển mạnh làm khô bẹ lá, phiến lá làm giảm khả năng quang hợp, bắp phát triển kém, ảnh hưởng tới năng suất. Vết bệnh có hình bầu dục hoặc hình tròn giống da báo, về sau trở thành bất định và hoà vào nhau. Khi mới hình thành vết bệnh có mầu xanh xám hay xám bạc ở giữa, sau thành mầu nâu hoặc vàng rơm, có viền nâu đậm. Cuối cùng vết bệnh chuyển sang mầu trắng hoặc xám.

Nấm bệnh có thể hại cả ở trên lá, thân, bông cờ, bệnh xuất hiện từ lá gốc lan dần lên ngọn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh khô vằn chỉ xuất hiện ở vụ Xuân 2013, vụ Đông tỷ lệ nhiễm bệnh không đáng kể. Giống KK11-1 và KK11-9, tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn là 15,90 và 12,37%, tương đương với giống đối chứng. Các giống còn lại tỷ lệ nhiễm bệnh là 1,87-10,70%, thấp hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Qua kết quả theo dõi khả năng chống chịu của các giống thí nghiệm cho thấy: Các giống thí nghiệm có khả năng chống đổ tương đối tốt. Trong đó KK11-3, KK11-4 và KK11-11 là ba giống có khả năng chống đổ tốt nhất.

Giống KK11-3 và KK11-11 là hai giống cón khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với các giống còn lại trong thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 93)