Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 62)

nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013

Ở Việt Nam, cuộc cách mạng cải tạo giống ngô đã thu được những thành quả đáng ghi nhận. Hiện nay các giống ngô lai do Việt Nam chọn tạo đã chiếm trên 75% thị phần giống trong sản xuất. Các giống ngô nội có ưu thế hơn các giống nhập ngoại với giá rẻ và khả năng chống chịu tốt, đặc biệt đối với điều kiện khí hậu bất thuận. Tuy nhiên, số lượng giống chọn tạo trong nước còn ít, chưa phong phú về chủng loại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chọn tạo giống ngô mới phục vụ sản xuất vẫn là vấn đề rất cấp bách. Để tạo ra một giống ngô mới phải tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt, sau khi đánh giá giống triển vọng, các giống ưu tú được bổ sung vào bộ giống khảo nghiệm quốc gia, tiếp tục đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu trước khi phát triển ra sản xuất.

3.1.1. Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn phát dục của các giốngthí nghiệm thí nghiệm

Sinh trưởng, phát triển là những chức năng sinh lý của cây phản ứng lại với điều kiện môi trường mà nó được nuôi dưỡng. Theo Sabinin, sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc (các thành phần mới của tế bào, các tế bào mới, các cơ quan mới) thường dẫn đến tăng kích thước của cây. Phát triển là quá trình biến đổi về chất trong quá trình tạo mới các yếu tố cấu. Đây là hai mặt của quá trình biến đổi phức tạp trong cơ thể, có tác dụng thúc đẩy nhau và không thể tách rời (Nguyễn Đức Lương và cộng sự, 2000)[22].

Công trình nghiên cứu của Steves W.Ritchie và Jonh J.Hanway (1989), đã chia quá trình sinh trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô trên đồng ruộng làm hai giai đoạn. Cách phân chia này giúp các nhà khoa học cũng như

người sản xuất nhận biết một cách chính xác các giai đoạn sinh trưởng của cây ngô trên đồng ruộng để tác động các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý nhất (Ngô Hữu Tình, 1997) [30].

Vận dụng cách phân chia ở trên chúng tôi đã theo dõi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm Vụ Đông 2012 và Xuân 2013 tại Thái Nguyên

Đơn vị : ngày Giống Vụ Đông 2012 Vụ Xuân 2013 Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín SL Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín SL KK11-1 56 57 58 119 72 73 76 117 KK11-3 54 55 58 117 71 72 73 122 KK11-4 55 56 59 116 76 77 78 124 KK11-5 53 54 56 114 73 73 75 117 KK11-6 55 56 58 115 71 72 72 117 KK11-8 53 54 55 113 74 76 78 122 KK11-9 51 52 53 107 72 72 73 119 KK11-11 53 54 55 113 72 73 73 118 NK4300(đ/c) 53 54 56 115 72 74 74 119 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV% = LSD05 = 1,8 1,6 1,7 1,6 1,1 1,1 2,1 4,2 1,3 1,7 1,6 2,1 2,3 3,0 1,3 2,7

3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ, tung phấn, phun râu

Trỗ cờ, tung phấn, phun râu ở ngô là một quá trình quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến số hạt/bắp. Quá trình này diễn ra đồng thời hay không phụ thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Trong điều kiện khí hậu bất thuận, khoảng cách tung phấn, phun râu ở cây ngô bị kéo dài, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh hình thành hạt,

chủ yếu tập trung vào cơ quan sinh sản, thời kỳ này cây ngô rất nhạy cảm với điều kiện bất thuận, vì vậy phải cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng cho cây.

*Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Kết quả theo dõi thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống thí nghiệm cho thấy: Vụ đông 2012, thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống thí nghiệm là 51-56 ngày. Giống KK11-9 thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 51 ngày, ngắn hơn giống đối chứng. Giống KK11-1, KK11-4 và KK11-6, thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 55-56 ngày, dài hơn giống đối chứng. Các giống còn lại, thời gian từ gieo đến trỗ cờ tương đương với giống đối chứng.

Vụ Xuân 2013, KK11-4 và KK11-8 thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 74-76 ngày, dài hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 71-73 ngày, tương đương với giống đối chứng.

*Giai đoạn từ gieo đến tung phấn, phun râu

Quá trình tung phấn của hoa đực thường bắt đầu ở 1/3 trục chính của bông cờ sau đó theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Ngược lại hoa cái của ngô phun râu theo thứ tự từ dưới lên trên. Chính vì vậy, khi khoảng cách tung phấn- phun râu kéo dài, bắp ngô thường không có hạt ở đầu bắp. Đối với cây ngô thì khoảng cách giữa tung phấn và phun râu càng ngắn thì càng có lợi cho thụ phấn, thụ tinh để hình thành hạt.

Thời kỳ tung phấn, phun râu sẽ quyết định số noãn thụ tinh, những noãn không được thụ tinh, không hình thành hạt và bị thoái hóa, gây hiện tượng ngô đuôi chuột. Vì vậy, cần theo dõi chặt chẽ quá trình trỗ cờ, tung phấn, phun râu để chọn ra những giống có khoảng cách này chênh lệch ngắn nhất.

Theo dõi qua trình tung phấn, phun râu của các giống thí nghiệm chúng tôi thấy:

Vụ Đông 2012, thời gian từ gieo đến tung phấn của các giống thí nghiệm là 52-57 ngày, gieo đến phun râu là 53-59 ngày. Giống KK11-9, thời

gian gieo đến tung phấn, phun râu là 52, 53 ngày, ngắn hơn giống đối chứng. Giống KK11-1, KK11-4 và KK11-6, thời gian từ gieo đến tung phấn là 56-57 ngày, gieo đến phun râu là 58-59 ngày, dài hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Giống KK11-3, thời gian gieo đến phun râu là 58 ngày dài hơn giống đối chứng các giống còn lại có thời gian từ gieo tung phấn và phun râu tương đương với giống đối chứng.

Vụ Xuân 2013, giống KK11-4 thời gian gieo đến tung phấn là 77 ngày, giống KK11-4, KK11-8 thời gian gieo đến phun râu là 78 ngày, dài hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn và phun râu đều tương đương với giống đối chứng.

Khoảng cách tung phấn phun râu của các giống thí nghiệm là 0-3 ngày. Giống KK11-9 và KK11-11 có khoảng cách tung phấn phun râu ngắn nhất (0- 1 ngày) ở cả hai vụ nghiên cứu, đây là những đặc điểm quan trọng giúp quá trình thụ phấn, thụ tinh tốt hơn.

Qua theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm ở vụ Đông 2012 và Xuân 2013 chúng tôi thấy: vụ Xuân năm 2013, giai đoạn đầu lượng mưa thấp, vì vậy quá trình sinh trưởng của các giống thí nghiệm bị kéo dài hơn so với vụ Đông 2012.

3.1.1.2. Thời gian từ gieo đến chín sinh lý (thời gian sinh trưởng)

Sau quá trình thụ phấn, thụ tinh, hạt ngô được hình thành và phát triển, đây là giai đoạn vận chuyển, tích lũy các chất dinh dưỡng vào hạt. Khi các chất dinh dưỡng tích lũy đạt tối đa, hạt chín. Biểu hiện của cây ngô thời kỳ chín là thân lá, lá bi đều chuyển sang màu vàng, chân hạt ngô xuất hiện vết sẹo đen. Thời gian từ gieo đến khi chín được gọi là thời gian sinh trưởng của cây ngô. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện sống.

Theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm ở hai vụ Đông 2012 và Xuân 2013, chúng tôi thấy: Thời gian gian sinh trưởng của các giống

thí nghiệm biến động từ 107-119 ngày (vụ Đông 2012) và 117-124 ngày (vụ Xuân 2013). Vụ Đông 2012, giống KK11-9 thời gian sinh trưởng là 107 ngày, ngắn hơn giống đối chứng. Vụ Xuân 2013, giống KK11-3, KK11-4 và KK11- 8, thời gian sinh trưởng là 122-124 ngày dài hơn giống đối chứng. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

Nhìn chung thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm vụ Xuân 2013 dài hơn so với vụ Đông 2012, do giai đoạn đầu của vụ Xuân nhiệt độ và lượng mưa thấp, làm kéo dài thời gian mọc cho nên các giai đoạn phát dục cũng dài hơn vụ Đông. Ngược lại giai đoạn ra hoa đến chín của vụ Đông 2012 dài hơn vụ Xuân 2013, vì sau thụ phấn, thụ tinh nhiệt độ giảm dần, quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng vào hạt chậm hơn so với vụ Xuân 2013.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w