Giải pháp phát triển nghiên cứu và sản xuất ngô ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 41)

Xác định ngô là một trong những lợi thế phát triển trong sản xuất nông nghiệp vì đất đai và điều kiện tự nhiên Việt Nam khá phù hợp với nhu cầu của cây ngô, các nhà khoa học và quản lý đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nghiên cứu và sản xuất phát triển sản xuất ngô như sau:

- Tập trung nghiên cứu, phát triển các giống ngô lai mới theo hướng năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khô hạn và mưa lũ thường gặp ở các vùng trồng ngô, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, kể cả chuyển gen để nhanh chóng tạo ra được những giống ngô lai có năng suất cao, chất lượng tốt và quan trọng là phù hợp với điều kiện sinh thái Việt Nam.

- Thu thập nguồn nguyên liệu theo định hướng con lai cho năng suất cao, ổn định, chống đổ, chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh, ít nhiễm sâu bệnh, ngắn ngày, thích ứng rộng,... để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Mở rộng mạng lưới thử nghiệm giống ở nhiều điều kiện sinh thái nhằm xác định đúng và phát triển nhanh những giống mới phù hợp.

- Xây dựng được hệ thống sản xuất hạt giống chất lượng tốt để đảm bảo chất lượng hạt giống ngang tầm với các công ty nước ngoài.

- Xây dựng chiến lược để giành thị trường sản xuất và tiêu thụ ngô dựa vào tiêu chí chất lượng cao, giá thành hạ.

- Tích cực bảo tồn tính đa dạng nguồn gen vì sự phát triển của các giống ngô lai trên quy mô lớn và tập trung sẽ là áp lực làm giảm sự đa dạng sinh học hoặc có thể làm mất một số nguồn gen bản địa (giống địa phương).

- Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, tăng cường trang thiết bị phục vụ trong công tác nghiên cứu.

- Cập nhật thông tin, trao đổi vật liệu, tài liệu và kinh nghiệm thông qua hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế như: Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), mạng lưới khảo nghiệm ngô vùng Châu Á (TAMNET), tổ chức Nông Lương thế giới (FAO), mạng lưới công nghệ sinh học cây ngô ở Châu Á (AMBIONET), các Viện, trường Đại học và các cơ quan quản lý nông nghiệp trên phạm vi cả nước.

- Phát triển sản xuất ngô phải gắn kết chặt chẽ, đồng bộ từ khâu sản xuất, đến sơ chế và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, tăng giá trị sản xuất ngô.

- Chú trọng việc mở rộng diện tích ngô vụ Xuân trên những chân đất ruộng bỏ hoá, đất đồi; ngô Đông trên đất 2 vụ lúa, ngô Hè Thu tại một số tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bắc. Mở rộng diện tích ngô vụ Đông, vụ Đông Xuân trên đất chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả, đất lúa bỏ hoá vụ Xuân tại các tỉnh Bắc Trung bộ.

- Phát triển vùng sản xuất ngô tập trung, sản xuất theo hướng bền vững, tăng cường đầu tư thâm canh, chú trọng luân, xen canh ngô với các loại cây họ đậu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w