Trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 77)

Trong quá trình chọn tạo giống, để tìm hiểu các đặc điểm sinh trưởng, phát triển, các nhà khoa học nghiên cứu các cá thể cây trồng riêng biệt, nhưng trong sản xuất, năng suất cây trồng lại phụ thuộc vào quần thể. Một quần thể đồng đều về các đặc điểm hình thái, sinh lý sẽ giúp cho các hoạt động sống của cây diễn ra thuận lợi và đạt năng suất cao nhất.

Đối với cây ngô trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp là những chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến độ đồng đều, tính ổn định về các đặc điểm hình thái và sinh lý. Chính vì vậy, đây là những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống ngô.

Qua theo dõi trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống tham gia thí nghiệm, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.8.

3.1.4.1. Trạng thái cây

xanh. Đánh giá trạng thái cây căn cứ vào chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ đồng đều của cây, mức độ thiệt hại do sâu bệnh, đổ, gãy ... Giống có trạng thái cây tốt là giống có tiềm năng cho năng suất cao.

Kết quả theo dõi trạng thái cây của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 cho thấy: Giống KK11-11 có trạng thái cây rất tốt, đánh giá điểm 1, tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. Giống KK11-8 trạng thái cây đánh giá điểm 3 ở vụ Đông 2102, giống KK11-1, KK11-9 trạng thái cây đánh giá điểm 3 ở vụ Xuân 2013, kém hơn giống đối chứng. Giống KK11-3 và KK11-6, tính ổn định kém hơn nên vụ Đông 2012, trạng thái cây đánh giá điểm 1, tương đương với giống đối chứng, nhưng vụ Xuân 2013, độ đồng đều kém, trạng thái cây đánh giá điểm 2-3.

Bảng 3.8. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp

của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 tại Thái Nguyên

Điểm: 1-5 Giống Vụ Đông 2012 Vụ Xuân 2013 TT cây TT bắp Độ bao bắp TT cây TT bắp Độ bao bắp KK11-1 2 2 2 3 2 2 KK11-3 1 1 1 2 1 1 KK11-4 2 1 2 2 1 1 KK11-5 2 2 2 1 2 1 KK11-6 1 2 1 3 2 2 KK11-8 3 2 1 2 2 1 KK11-9 2 4 1 3 3 2 KK11-11 1 1 1 1 1 1 NK4300 (đ/c) 1 1 1 1 2 1 3.1.4.2. Trạng thái bắp

Trạng thái bắp của các giống ngô được đánh giá ở thời kỳ thu hoạch. Trạng thái bắp được đánh giá bằng phương pháp cho điểm căn cứ vào độ đồng đều của bắp, độ dày của hạt, mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Những giống đồng đều về trạng thái bắp là cơ sở quan trọng để tạo nên năng suất cao

trong sản xuất.

Trạng thái bắp của các giống thí nghiệm được đánh giá điểm 1-4. Giống KK11-9, trạng thái bắp kém nhất, đánh giá điểm 3-4. Giống KK11-3, KK11-4 và KK11-11 có trạng thái bắp rất tốt, đánh giá điểm 1, tương đương với giống đối chứng ở vụ Đông 2012 và tốt hơn giống đối chứng ở vụ Xuân 2013. Các giống còn lại có trạng thái đánh giá điểm 2, kém hơn giống đối chứng ở vụ Đông 2012, tương đương với giống đối chứng ở vụ Xuân 2013.

3.1.4.3. Độ bao bắp

Lá bi được hình thành từ đốt cuống bắp. Lá bi có tác dụng ngăn cách hạt ngô với môi trường bên ngoài, hạn chế những tác động bất lợi như điều kiện khí hậu, thời tiết, sự xâm nhập của sâu bệnh, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo quản bắp. Giữa lá bi và bắp có rất nhiều trạng thái khác nhau: lá bi bằng với bắp, lá bi dài hơn bắp hoặc lá bi ngắn hơn bắp. Đặc điểm này được quyết định bởi tính di truyền của giống. Vì vậy trong quá trình khảo sát đánh giá giống, các nhà khoa học có thể loại bỏ được các giống có lá bi không che kín bắp.

Số liệu bảng 3.8 cho thấy: các giống ngô thí nghiệm có độ bao bắp tốt, đánh giá điểm 1-2. Giống KK11-3, KK11-8 và KK11-11, độ bao bắp rất tốt, đánh giá điểm 1 tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 75 - 77)