Khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 87)

Ngô là cây trồng thuộc họ hòa thảo nhưng lại có sinh khối rất lớn, vì vậy đổ gãy là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, nhất là đối với những vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam.

Điều kiện nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, lượng mưa lớn ở Việt Nam rất thuận lợi cho cây ngô sinh trưởng, phát triển nhưng do sự phân bố các yếu tố khí hậu không đồng đều giữa các tháng trong năm nên cũng có rất nhiều khó khăn do thiên tai mạng lại như: Hạn, rét, bão, lũ ... Hàng năm, gió bão làm giảm sản lượng ngô từ 10 - 15% (Ngô Hữu Tình, 2002)[33]. Do đó, công tác nghiên cứu, chọn lọc giống ngô chống đổ gẫy là hết sức cần thiết.

Đặc tính chống đổ của ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố của giống như chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, khả năng ăn sâu của rễ chân kiềng, độ dài lóng, độ cứng của thân. Các giống có chiều cao cây, chiều cao đóng bắp cao, thân mềm, hệ rễ phát triển kém, khả năng chống đổ kém hơn giống có chiều cao cây thấp, chiều cao đóng bắp thấp, thân cứng, rễ phát triển mạnh. Đổ gẫy ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và là chỉ tiêu quan trọng trong chọn tạo giống ngô.

* Đỗ rễ

Vụ Đông 2012, tỷ lệ đổ rễ của các giống thí nghiệm biến động từ 1,04- 7,29%. Giống KK11-1 và KK11-6, tỷ lệ đổ rễ là 6,25-7,29%, cao hơn giống đối chứng. Các giống còn lại tỷ lệ đổ rễ là 1,04-5,21%, tương đương với giống đối chứng.

Vụ Xuân, lượng mưa cuối vụ tăng đạt 234,5-237,7 mm, nên tỷ lệ đổ rễ của các giống thí nghiệm lớn hơn vụ Đông, biến động từ 3,71- 15,03%. Giống

KK11-1, tỷ lệ đổ rễ là 15,03% cao hơn giống đối chứng. Giống KK11-11, tỷ lệ đổ rễ là 3,71% thấp hơn giống đối chứng. Các giống còn lại tỷ lệ đổ rễ là 4,3-10,56%, tương đương với giống đối chứng.

* Gãy thân

Các giống thí nghiệm có tỷ lệ gãy thân <30%, đánh giá điểm 1-3. Giống KK11-1 và KK11-6, có tỷ lệ cây gãy nhiều nhất, đánh giá điểm 2-3, cao hơn giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu. Giống KK11-5, khả năng chống đổ vụ Xuân đánh giá điểm 2. Các giống còn lại khả năng chống đổ tốt, đánh giá điểm 1, tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.

Bảng 3.12. Khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm vụ Đông 2012 và Xuân 2013 tại Thái Nguyên Giống Vụ Đông 2012 Vụ Xuân 2013 Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm) Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm) KK11-1 6,25 2 15,03 2 KK11-3 1,04 1 4,44 1 KK11-4 2,09 1 5,79 1 KK11-5 3,13 1 4,30 2 KK11-6 7,29 2 10,56 3 KK11-8 2,09 1 4,52 1 KK11-9 5,21 1 7,75 1 KK11-11 2,09 1 3,71 1 NK4300 (đ/c) 3,13 1 8,57 1 P <0,05 <0,05 CV% = LSD05 = 17,7 2,98 14,4 4,77

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 87)