Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô (QCVN 01-56 - 2011) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [3].

Mỗi ô thí nghiệm trồng 4 hàng, tất cả các chỉ tiêu theo dõi trên 2 hàng giữa.

* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển

+ Ngày trỗ cờ: Được tính từ gieo đến khi có trên 50% số cây trong công thức xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ.

+ Ngày tung phấn: Được tính từ gieo đến khi trên 50% số cây trong công thức có hoa nở ở 1/3 trục chính.

+ Ngày phun râu : Được tính từ gieo đến khi trên 50% số cây trong công thức có râu dài 2-3 cm ngoài lá bi.

+ Ngày chín sinh lý: Được tính từ gieo đến khi có trên 75% số cây trong công thức thí nghiệm có chấm đen ở chân hạt.

Các giai đoan sinh trưởng, phát triển quan sát 10 cây ở 2 hàng giữa ô.

* Chỉ tiêu về hình thái

- Chiều cao cây (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên. Đo 10 cây ở 2 hàng giữa mỗi ô.

- Chiều cao đóng bắp (cm): Được đo thời kỳ chín sữa, đo từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Đo 10 cây ở 2 hàng giữa mỗi ô.

- Số lá: Đếm tổng số lá trên cây, để xác định chính xác đánh dấu trên lá thứ 3, 6, 10.

- Chỉ số diện tích lá: Theo dõi 5 cây/ô ở mỗi công thức với 3 lần nhắc lại, tiến hành đo ở thời kỳ chín sữa. Đo chiều dài từ gốc lá đến đỉnh lá, chiều rộng đo ở phần rộng nhất của phiến lá. Đo tất cả các lá còn xanh trên cây sau đó áp dụng công thức tính diện tích lá:

Diện tích lá (m ) = Chiều dài x chiều rộng x 0,75 CSDTL (m2lá/m2 đất) = DTL/Cây x số cây/m2

- Tốc độ tăng trưởng của cây

+ Tiến hành đo chiều cao cây sau trồng 20 ngày, đo 5 lần, khoảng cách giữa các lần đo là 10 ngày.

+ Cách đo: Đo từ mặt đất đến mút lá (đo 10 cây/ô). Tốc độ tăng trưởng sau trồng 20 ngày =

11 1

t h h1: Chiều cao cây sau trồng 20 ngày

t1: Thời gian gieo đến đo lần 1 (20 ngày) Tốc độ tăng trưởng sau trồng 30 ngày =

12 2 1 2 t t h h − −

h2: Chiều cao cây sau trồng 30 ngày t2: Thời gian gieo đến đo lần 2 (30 ngày)

Tốc độ tăng trưởng sau trồng 40, 50, 60 ngày tính tương tự như sau trồng 30 ngày.

- Trạng thái cây: Theo dõi ở thời kỳ chín sáp căn cứ vào độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, chống đổ của 10 cây ở 2 hàng giữa ô. Đánh giá theo thang điểm 1-5:

Điểm 1: Tốt Điểm 2: Khá

Điểm 3: Trung bình Điểm 4: Kém

Điểm 5: Rất kém

- Độ che kín bắp: Quan sát đánh giá 10 bắp của cây trên 2 hàng giữa ô. Đánh giá theo thang điểm

Điểm 2: Kín: Lá bi bao kín đầu bắp

Điểm 3: Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp Điểm 4: Hở: Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp Điểm 5: Rất hở: Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều

- Trạng thái bắp: sau khi thu hoạch, trước khi lấy mẫu tiến hành đánh giá căn cứ vào hình dạng bắp, kích thước bắp, tình trạng sâu bệnh của bắp theo thang điểm: 1-5 ( điểm 1 bắp đồng đều - điểm 5 bắp kém )

* Khả năng chống đổ: Quan sát và đánh giá toàn bộ cây trên 2 hàng

giữa ô vào giai đoạn chín sáp hoặc sau các đợt gió to.

- Đổ rễ (%): Đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở 2

hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại.

Đếm các cây bị nghiêng một góc bằng hoặc lớn hơn 30 độ so với chiều thẳng đứng của cây và tính tỷ lệ cây bị đổ.

- Gẫy thân: Đánh giá sau các đợt gió, bão trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại.

Đếm các cây bị gẫy ở đoạn thân phía dưới bắp khi thu hoạch và chia thành các mức sau:

Tốt: <5 % cây gãy Khá: 5-15% cây gãy

Trung bình: 15-30% cây gãy Kém: 30-50% cây gãy

Rất kém: >50% cây gãy.

* Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh

- Sâu đục thân (Chilo partellus) Đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại. Đánh giá theo thang điểm 1-5.

Điểm 2: 5-<15% số cây bị sâu Điểm 3: 15-<25% số cây bị sâu. Điểm 4: 25-<35% số cây bị sâu. Điểm 5: 35-<50% số cây bị sâu.

- Sâu cắn râu (%): Đánh giá vào giai đoạn sau phun râu 1 tuần, trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại.

- Rệp cờ: Theo dõi trên toàn bộ số cây ở hai hàng giữa của ô trên 3 lần nhắc lại. Đánh giá theo thang điểm 1-5.

Điểm 1: Không có rệp.

Điểm 2: Rất nhẹ, có từ một đến một quần tụ rệp trên lá, cờ. Điểm 3: Nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá, cờ.

Điểm 4: Trung bình, số lượng rệp lớn, không thể nhận ra các quần tụ rệp.

Điểm 5: Nặng, số lượng rệp lớn, đông đặc, lá và cờ kín rệp.

- Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani f. sp. sasakii (%): Đánh giá vào giai đoạn chín sáp trên toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa của ô, thực hiện ở ba lần nhắc lại.

Tính tỷ lệ cây bị bệnh(%) = (Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100

* Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất

- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đáy bắp đến mút bắp, đo trên bắp thứ nhất của 30 cây mẫu.

- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo trên bắp thứ nhất của 30 cây mẫu.

- Số bắp/cây: Tổng số bắp hữu hiệu/tổng số cây hữu hiệu trên ô. Đếm số bắp và số cây trong ô lúc thu hoạch.

- Số hàng/bắp: Một hàng được tính khi > 5 hạt. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Hạt/hàng: Được đếm trên hàng hạt có chiều dài trung bình trên bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt (g): Đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt sau đó cân khối lượng của 2 mẫu, nếu khối lượng của mẫu nặng trừ đi khối lượng của mẫu nhẹ <5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu thì khối lượng 1000 hạt bằng tổng khối lượng của 2 mẫu.

- Khối lượng 1000 hạt ở độ ẩm bảo quản (14%). M1000 (14%) = Mhạt tươi 100 - 14x (100 - A0)

- Độ ẩm hạt khi thu hoạch (A0) được đo bằng máy đo độ ẩm Kett 400 của Nhật Bản.

- Tỷ lệ hạt/bắp khi thu hoạch (%): Mỗi công thức lấy 10 bắp, cân khối lượng của 10 bắp sau đó tẽ hạt, cân khối lượng hạt

Khối lượng hạt

Tỷ lệ hạt/bắp = ––––––––––––– x 100 Khối lượng bắp

- Năng suất lý thuyết

NSLT(tạ/ha) = Cây/m 10.0002 x bắp/cây x hàng/bắp x số hạt/hàng x M1000 - Năng suất thực thu:

NSTT(tạ/ha) = Tỉ lệ hạt/bắp x MS ô tươi x (100 - A0)x 100

ô x (100 - 14) Tỉ lệ hạt/bắp(%) = Mhạt 10 bắp x 100

M10 bắp

A0 : Ẩm độ khi thu hoạch 14%: là ẩm độ khi bảo quản

M1000: khối lượng 1000 hạt ở ẩm độ 14% Mô tươi: khối lượng bắp của ô thí nghiệm M10 bắp:: khối lượng 10 bắp thí nghiệm

Sô: diện tích ô thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w