Giống ngô lai (Hybrid maize)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 43)

Ngô lai là kết quả của ứng dụng ưu thế lai trong tạo giống, có năng suất và độ đồng đều cao. Ngô lai được chia thành hai nhóm: Giống lai không quy

ước (Nonconventional hybrid) và giống lai quy ước (Conventional hybrid) (Viện nghiên cứu ngô, 1996) [46].

Hiện nay ở các nước đang phát triển, sử dụng chủ yếu là lai không quy ước. Việt Nam mặc dù là nước đang phát triển nhưng đã đạt được trình độ cao trong nghiên cứu và sản xuất ngô lai, chính vì vậy hiện nay sản xuất ngô ở Việt Nam chỉ tồn tại các giống lai quy ước còn các giống ngô lai không quy ước được sử dụng rộng rãi vào giai đoạn 1990 - 1995.

Giống lai quy ước là giống ngô tạo ra bằng cách lai các dòng thuần, đây là phương thức sử dụng có hiệu quả nhất của hiện tượng ưu thế lai. Các giống lai quy ước bao gồm lai đơn, lai ba, lai kép.

+ Lai đơn: Là giống tạo ra giữa 2 dòng thuần, (A x B) trong đó A, B là dòng thuần.

Các giống ngô lai đơn đang sử dụng phổ biến trong sản xuất như LVN4, LVN24, LVN99, VN8960, LVN9, LCH9... đây là những giống ngô lai Việt Nam có tiềm năng năng suất cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.

Để phong phú cơ cấu giống, các công ty nước ngoài cũng nhập nội nhiều giống ngô lai đơn tiềm năng năng suất cao phục vụ sản xuất và cạnh tranh với các giống ngô lai trong nước như: B9999, DK9901, C919, NK4300, DK9955....

+ Lai ba: là giống lai giữa một lai đơn và một dòng thuần, [(A x B) x C] trong đó A, B, C là dòng thuần: U38, T1, LVN17, T7, LVN32, LVN33, ...

+ Lai kép: Lai giữa hai giống lai đơn, [(A x B) x (C x D)], trong đó A, B, C, D là dòng thuần.

Các giống ngô lai kép trong sản xuất ngô của Việt Nam như: P11, P60, LVN12, T5, LVN31,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w