Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

cây ngô

Ánh sáng là một yếu tố quan trọng cho sinh trưởng và phát triển của cây ngô, quyết định quá trình quang hợp, tổng hợp và tích lũy các chất dinh dưỡng.

Ngô là cây quang hợp theo chu trình C4, có cường độ quang hợp cao gấp ba lần cây quang hợp theo chu trình C3. Ở Việt Nam, hiệu suất tích luỹ chất khô của cây ngô ở Hà Nội là 225 (kg/ha/ngày) vào mùa mưa, 151 (kg/ha/ngày) vào mùa khô, ở Dầu Tiếng chỉ số tương ứng là 227 và 249. Việc khám phá ra chu trình quang hợp C4, đặc biệt ở cây ngô đã đánh thức tiềm

năng năng suất cao của các vùng sinh thái nông nghiệp nhiệt đới mà từ trước đến nay chưa được khai thác triệt để (Cao Đắc Điểm, 1988) [10].

Blagovensenskoi (1984) cho biết: Với điều kiện khí hậu của Việt Nam, vụ trồng ngô càng có nhiều bức xạ càng có lợi cho cây sinh trưởng và tạo năng suất. Do tổng số giờ chiếu sáng trong ngày ngắn nên các vụ ngô ở Việt Nam thường nhận được tổng lượng bức xạ thấp hơn so với các vụ ngô ở vùng ôn đới (Ngô Hữu Tình, 2003) [34].

Kết quả nghiên cứu những nguyên nhân làm năng suất ngô ở Việt Nam thấp của Đào Thế Tuấn cho thấy: vụ ngô Đông tại miền Bắc Việt Nam chỉ nhận được tổng lượng bức xạ là 3,9 tỷ kcal/ha trong khi đó một vụ ngô ở miền Đông nước Nga nhận được tổng bức xạ là 6,8 tỷ Kcal/ha. Vì vậy cần lựa chọn thời vụ gieo trồng phù hợp để cây ngô có khả năng nhận được ánh sáng nhiều nhất (Ngô Hữu Tình, 2003) [34].

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 40 giống ngô tại Uruguay, kết quả cho thấy: Một số giống không cho bắp ở điều kiện ngày dài. Tuy nhiên, do tác động của quá trình cải thiện đã tạo ra một số giống ngô thích nghi cho những vùng phía Bắc với điều kiện ngày dài. Viện cây trồng Leningrad đã nghiên cứu 61 thí nghiệm năm 1972, ở các vùng địa lý khác nhau đã kết luận điều kiện ngày dài không phải là một yếu tố bất lợi cho cây ngô. Phản ứng với độ dài ngày còn phụ thuộc vào các giống khác nhau nhất là về thời gian sinh trưởng (Ngô Hữu Tình, 1997) [31].

Khi nghiên cứu mối tương quan giữa năng suất ngô và bức xạ mặt trời Humlum nhận thấy rằng để có năng suất ngô cao cần thiết các giờ chiếu sáng của mặt trời so với tổng lý thuyết là 55 - 64% vào tháng 5, 45 - 54% vào tháng 6 và 55-74% vào tháng 7, 8 và 9. Độ dài chiếu sáng dưới 55% vào các tháng 7 - 9 sẽ làm giảm năng suất ngô dưới mức trung bình (Ngô Hữu Tình, 2003) [34].

Qua khảo sát một số chỉ tiêu chính về điều kiện khí hậu (tổng lượng mưa, tổng nhiệt độ, tổng số giờ nắng) với năng suất ngô vùng Đồng bằng Sông Hồng, Ngô Hữu Tình và cộng sự đã chứng minh được mối tương quan giữa năng suất với các yếu tố khí hậu chính là rất chặt: đối với các giống có thời gian sinh trưởng dài r= 0,77-0,92, giống trung ngày là 0,86-0,87 (Ngô Hữu Tình, 2003) [34].

Thực tiễn sản xuất cho thấy, do sự đa dạng và biến đổi phức tạp của điều kiện khí hậu nên muốn khai thác tối đa hiệu quả của giống mới phải nắm rõ đặc tính và yêu cầu của giống, phải tiến hành thử nghiệm trước khi đưa ra sản xuất đại trà. Để bổ sung các giống mới vào cơ cấu giống của tính Thái Nguyên chúng tôi đã tiến hành đánh giá sự thích nghi của giống qua hai vụ Đông 2012 và Xuân 2013.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai mới tại tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w