Tình hình chính trị xã hội xứ Đàng Trong – Tiền đề hình thành vùng đất

Một phần của tài liệu quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất nam kỳ với phương tây đến đầu thế kỉ xx (Trang 26 - 32)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.1. Tình hình chính trị xã hội xứ Đàng Trong – Tiền đề hình thành vùng đất

đất Nam Kỳ

Từ cuối thế kỷ XVI, nhà Lê lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc. Những sự tranh giành ảnh hưởng giữa các thế lực phong kiến nổ ra và kéo dài đã đưa đến những cuộc nội chiến và chia cắt. Bối cảnh chính trị hỗn loạn đã đẩy Nguyễn Hồng cùng gia quyến và thuộc hạ rời đất Thanh Hố vào Thuận Hố (năm 1558) và được giao cai quản luơn đất Quảng Nam (năm 1570).

Thời gian đầu, Nguyễn Hồng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một phiên thần đối với vua Lê – chúa Trịnh, vẫn giữ nguyên những đơn vị hành chính cũ và bộ máy quan chức của họ Trịnh. Nhưng từ năm 1600, lực lượng Mạc được dẹp yên, Trịnh Tùng tìm cách kiềm chế Nguyễn Hồng. Cũng từ đĩ, Nguyễn Hồng bắt đầu thực hiện những chính sách dần tách khỏi sự ràng buộc của họ Trịnh: dời dinh từ Ái Tử về Dinh Cát, cử con trai là Nguyễn Phúc Nguyên vào làm trấn thủ Quảng Nam (1602), thay đổi khu vực hành chính (1604), lập thêm phủ mới Phú Yên (1611). Năm 1613, Nguyễn Hồng chết. Mưu đồ cát cứ của ơng biến thành hiện thực dưới thời trị vì của con trai thứ sáu Nguyễn Phúc Nguyên (1613- 1635). Chúa thải hồi các quan lại do nhà Lê tiến cử, cải tổ lại bộ máy chính quyền, khơng nộp cống cho vua Lê – chúa Trịnh. Từ đĩ, thế lực cát cứ họ Nguyễn đã hình thành và từng bước làm chủ vùng đất Đàng Trong.

Khi thấy mưu đồ ly khai của họ Nguyễn, năm 1627, lấy danh nghĩa vua Lê, Trịnh Tráng tiến quân vào Bắc sơng Nhật Lệ đánh họ Nguyễn. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra liên miên từ năm 1627 đến 1672. Khơng phân thắng bại, hai bên lấy sơng Linh

Giang (sơng Gianh) làm ranh giới. Phần đất chúa Nguyễn cai quản ở phía Nam được gọi xứ Đàng Trong (hay Nam Hà) để phân biệt xứ Đàng Ngồi (hay Bắc Hà) của vua Lê - chúa Trịnh. Trên vùng đất mới, họ Nguyễn vừa phải chống lại áp lực truy bức của họ Trịnh, “cĩ số tiềm lực nhiều gấp đơi, gấp ba Đàng Trong về mọi mặt” [56, tr.85], vừa phải tìm chỗ dựa tại chỗ để tồn tại, đồng thời khơng ngừng tìm kiếm các mối quan hệ mới với các láng giềng phía Nam để giữ gìn lực lượng và phát triển, tạo nên mối quan hệ vừa là đồng minh, vừa là đối trọng. Cư dân Việt cũng cĩ điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với các yếu tố văn hĩa của các tộc người khác nhau.

Dinh chúa Nguyễn đĩng ở Phú Xuân, nhưng khơng hình thành một chính quyền trung ương. Buổi đầu nhân dân gọi người đứng đầu là Chúa, nhưng các chúa Nguyễn tự xưng Quốc cơng. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu dự định tách Đàng Trong thành một nước riêng tự xưng Đại Việt Quốc Vương, nhưng việc khơng thành. Nối tiếp ý đồ đĩ, năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khốt xưng vương, lập triều đình, thay đổi hệ thống quan chức và đặt thêm các bộ. Như vậy, từ một phiên thần của vua Lê - chúa Trịnh, các chúa Nguyễn đã dần dần tách hẳn và thiết lập một bộ máy chính quyền riêng ở Đàng Trong mang những nét riêng biệt: đĩ là một chính quyền chưa hồn chỉnh và thống nhất về mặt tổ chức, mức độ tập quyền chưa cao, là một chính quyền trong buổi đầu thiên nhiều về mặt quân sự, chỉ được dần thay thế bằng tính dân sự hành chính khi chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc.

Trong quá trình xây dựng và củng cố quyền lực của mình, các chúa Nguyễn cũng khơng ngừng mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Năm 1611 lấy cớ người Chiêm Thành hay đánh phá miền Bình Định, Nguyễn Hồng phát binh đánh Chiêm Thành, chiếm được miền đất từ đèo Cù Mơng đến Đại Lãnh tương đương với nước Hoa Anh ở đời Lê Thánh Tơng. Đất mới ấy được đặt làm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hịa, hợp thành phủ Phú Yên”[1, tr.181]. Năm 1693, chiếm thêm vùng đất từ Phú Yên đến bờ sơng Phan Lang, đặt ra hai phủ Thái Khang và Diên Khánh, sau đĩ chiếm luơn phần đất cịn lại lập nên trấn Thuận Thành và giao cho người Champa cai quản, đến năm 1697 đổi thành phủ Bình Thuận. Đến đây, Champa hồn tồn được sáp nhập vào Đại Việt.

Đây cũng là lúc lãnh thổ Đàng Trong của chúa Nguyễn tiếp giáp với vùng đồng bằng phì nhiêu của Chân Lạp, nơi mà từ đầu thế kỉ XVII đã cĩ những người Việt lưu vong tự tìm đến làm ăn. Họ đã khai khẩn đất Đồng Nai, Sài Gịn, lập nên thơn xĩm. Vì thế, cơng cuộc khẩn hoang của chúa Nguyễn càng thuận lợi và cứ tiếp tục mở rộng xuống phía Nam, kết hợp với chính sách đối ngoại khơn khéo gĩp phần đáng kể trong việc xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn ở đất Đàng Trong. “Mùa xuân năm Mậu Dần (1698), đời Vua Hiển Tơng Hiếu Minh hồng đế sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kính sang kinh lược Cao Miên, lấy đất Nơng Nại đặt làm Gia Định

phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Cơn

làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn…” [18, tr.12]. Với việc hoạch định vùng

đất Sài Gịn – Gia Định thành các đơn vị hành chính, chính quyền chúa Nguyễn đã xác lập vai trị quản lý ruộng đất, hộ khẩu, thu thuế, khẳng định chủ quyền lãnh thổ của nhà nước trên vùng đất mới, mở đầu cho lịch sử hình thành và phát triển của xứ Nam Kỳ.

Đến giữa thế kỷ XVIII (1757), tồn bộ đất Nam Bộ ngày nay trở thành lãnh thổ xứ Đàng Trong, được chính quyền Đàng Trong của chúa Nguyễn quản lý khá chặt chẽ. Trên lãnh thổ từ phía Nam sơng Gianh đến mũi Cà Mau, chúa Nguyễn chia thành 12 đơn vị hành chính gọi là dinh. Vùng Thuận - Quảng cũ gồm 6 dinh: Bố Chính, Quảng Bình, Lưu Đồn, Cựu dinh (hay Chính dinh cũ), Chính Dinh, Quảng Nam. Vùng đất mới khai thác chia làm 6 dinh: Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ. Ngồi ra cĩ một trấn phụ thuộc là Hà Tiên. Tháng 11 – 1779, Nguyễn Ánh chia tồn Nam Bộ lúc bấy giờ ra thành 1 trấn (Hà Tiên) và 4 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Trường Đồn, Long Hồ) [83, tr.27]. Tất cả các dinh trấn này đều chịu sự cai quản của phủ Gia Định1. Khi lên ngơi, năm 1808, Nguyễn Ánh cho định lại bờ cõi, phân địa giới tồn lãnh thổ Việt Nam ra làm 4 dinh gồm 25 trấn, đồng thời lại chia làm hai miền Bắc - Nam, gọi là Bắc Thành và Gia Định Thànhđể tiện việc cai quản [61, tr.12]. Lúc bấy giờ, trấn Gia Định được đổi thành Gia Định Thành, cai quản 5 trấn, là: Phiên An, Biên Hịa, Vĩnh Thanh, Định Tường và An Giang [83, tr.96].

1Khi ấy, dinh Phiên Trấn cĩ một huyện là Tân Bình, gồm 4 tổng là: Bình Dương, Tân Long, Thuận An và Phước Lộc. Năm 1790, chúa Nguyễn Phúc Ánh chọn Sài Gịn (thuộc dinh Phiên Trấn) làm nơi đĩng đơ của mình, và gọi là Gia Định kinh. Sau khi lấy được Phú Xuân (1801), chúa Nguyễn liền dời đơ ra đấy. Xem [24, tr.195]

Nhưng phải đến năm 1834 tên gọi Nam Kỳ mới chính thức xuất hiện khi Minh Mạng chia lại các đơn vị hành chính với cách gọi chỉ cự ly gần hay xa với kinh đơ về phía Nam và phía Bắc. Nam Kỳ cĩ 6 tỉnh nên thời trước thường nĩi và viết Nam Kỳ lục tỉnh, hoặc chỉ gọi tắt là Lục tỉnh. Năm 1867, quân viễn chinh Pháp chiếm trọn Nam Kỳ, vẫn duy trì tên gọi cũ và chia nhỏ lục tỉnh ra, 6 thành 9 (1876), rồi 20 (1880), 21 (1882). “Tỉnh thứ 21 là Bạc Liêu” [22, tr.11]. Tuy số tỉnh khơng cịn là 6 nữa, nhưng người dân vẫn quen gọi Nam Kỳ là Lục tỉnh. Tuy nhiên, nĩi đi lục tỉnh lại thường cĩ nghĩa là đi về miền Tây chứ khơng phải miền Đơng, mặc dù tiên khởi, lục tỉnh gồm luơn cả miền Đơng.

Trong cơng cuộc khai khẩn đất đai ở Nam Kỳ, lưu dân Việt là lực lượng chủ yếu và cĩ mặt từ rất sớm. Bằng các chính sách, biện pháp khác nhau: lợi dụng sức lao động và khả năng khai phá đất đai của dân phiêu tán người Việt, người Hoa; lợi dụng lực lượng “cĩ vật lực” ở miền Thuận – Quảng chiêu mộ dân nghèo vào khai hoang; sử dụng quân đội đồn trú; kiến tạo quan hệ đồng minh dưới nhiều hình thức với triều đình Chân Lạp… các chúa Nguyễn đã giúp lưu dân người Việt nhanh chĩng ổn định cuộc sống, mở mang diện tích canh tác. Người Hoa, người Chăm và người Khmer đã cùng người Việt từng bước hịa nhập tạo dựng cuộc sống, hình thành ở nơi đây một diện mạo kinh tế - xã hội cĩ sự khác biệt ít nhiều so với Đàng Ngồi và các triều đại phong kiến trước đĩ.

Nền kinh tế hàng hố phát triển mạnh mẽ, nhiều thị tứ, đơ thị, thương cảng ra đời, gĩp phần quan trọng làm gia tăng đáng kể tầng lớp thợ thủ cơng và thương nhân trong cơ cấu xã hội Đàng Trong ở thời kỳ này. Bên cạnh đĩ, việc chính quyền khuyến khích những người “dân cĩ vật lực” đứng ra thuê nhân cơng khai hoang, chiếm hữu nhiều ruộng đất và trở nên giàu cĩ nhanh chĩng, đã hình thành nên bộ phận điền chủ lớn, làm chỗ dựa cho chính quyền chúa Nguyễn. Cách thức tổ chức sản xuất của điền chủ bước đầu cũng mang màu sắc tư bản chủ nghĩa, khác với Đàng Ngồi. Do vậy, tình hình phân hĩa xã hội ở Đàng Trong diễn ra nhanh chĩng hơn.

Trong tư tưởng, để phù hợp với vị trí bị coi là “bất hợp pháp” của mình, là “nổi loạn” so với Đàng Ngồi, các chúa Nguyễn đã khơng chọn Nho giáo. Phật giáo Đại thừa trở thành lựa chọn vừa cĩ thể đáp ứng cho “nhu cầu tinh thần và ý thức hệ cho

một tơng tộc cai trị mới” [Xem 125], củng cố tính hợp pháp cho chính quyền họ Nguyễn, vừa cĩ thể đẩy mạnh bản sắc dân tộc của người Việt. Sự kết hợp giữa uy quyền của các chúa Nguyễn với tơn giáo là một cách làm giống như các nước láng giềng Đơng Nam Á nhằm khẳng định chúa Nguyễn là tiêu biểu cho quyền lực cao nhất tại khu vực này, muốn phân biệt mình với họ Trịnh ở phía Bắc, vốn cịn chấp nhận những ý niệm Nho giáo. Vùng đất phía Nam đã cho chúa Nguyễn thực hiện một cuộc chuyển biến tư tưởng, “một ý thức lớn hơn về tự do - tự do chọn nơi họ ưa thích và

cách sống họ muốn” [56, tr.199] khơng cịn phải chịu những ràng buộc của luân lý

Nho giáo, tạo ra một tư tưởng dễ tiếp nhận cái mới – một thuận lợi cho sự tiếp nhận văn hĩa phương Tây.

Chính sách ngoại thương cởi mở cũng là một sự chuyển biến trong tư tưởng các chúa Nguyễn, khác hẳn các triều đại phong kiến trước đĩ. Với nền tảng nơng nghiệp yếu ớt của Đàng Trong thế kỷ XVII khơng thể giúp chúa Nguyễn đối đầu với lực lượng cĩ ưu thế hơn hẳn là họ Trịnh. Do vậy, thương nghiệp trở thành yếu tố quyết định, làm cho Đàng Trong trở nên giàu cĩ một cách nhanh chĩng và đủ mạnh để cĩ thể duy trì được sự độc lập với phía Bắc và tiếp tục mở rộng về phía Nam, gĩp phần xố bỏ tính khép kín của văn hố truyền thống để hình thành nên một nền văn hố mở, văn hĩa hướng ngoại của vùng đất phía Nam. Nhờ vậy, hàng loạt tàu buơn của phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… dễ dàng nhận được nhiều ưu đãi của các chúa Nguyễn. Các chúa cịn dành cho người phương Tây những vị trí nhất định trong triều, như làm thầy thuốc hay cố vấn khoa học. Đây là cơ hội tốt để Đàng Trong tiếp xúc với những kiến thức khoa học và những thành tựu kĩ thuật của phương Tây.

Khác hồn tồn mục đích chính trị của chúa Nguyễn, lưu dân Việt, “những người đã khơng cĩ quyền sống trên vùng đất cũ”[58, tr.121] đi về phương Nam chỉ vì miếng cơm manh áo, mang theo khát vọng tự do, khát vọng cuộc sống bình yên. Vào đến vùng đất Thuận - Quảng, lưu dân Việt bắt gặp những đặc sắc của văn hố Chăm với nền kinh tế hướng biển. Tại đây, giao thoa văn hĩa đã diễn ra. Sự kết hợp giữa văn hố Việt với văn hố Chăm, truyền thống Việt với truyền thống Chăm đã tạo thành một sắc thái văn hố mới theo định hướng mở. Di dân Việt “sẵn sàng thải đi hay coi nhẹ những

khía cạnh của tập tục và truyền thống tuy vẫn cịn ý nghĩa đối với người dân ở phía Bắc nhưng khơng cịn thích hợp tại vùng đất mới phía Nam nữa” [56, tr.214-215].

Điều này càng được thể hiện rõ nét khi những lưu dân Việt tiến xa hơn xuống vùng đất Nam Kỳ, một chân trời mới tự do hơn nhưng cũng đầy thử thách, nơi thống rộng, sơng nước mênh mơng, đất đai phì nhiêu, cĩ cả dân định cư từ trước lẫn những người mới nhập cư từ các nước Đơng Nam Á, Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ và phương Tây… Quá trình cộng cư đã mở ra một khung cảnh tiếp xúc và giao lưu văn hĩa rộng rãi, sơi động giữa các tộc người, hình thành ở người Việt một lối sống mới, phong cách văn hĩa mới, riêng biệt, khác với khu vực Thuận - Quảng và càng khác biệt với khu vực châu thổ sơng Hồng vẫn cịn nặng các giá trị cổ truyền của cộng đồng cư dân nơng nghiệp trồng lúa nước. Chính vì thế, người Việt ở Nam Kỳ rất cởi mở, dễ thu nhận và tiếp biến những giá trị văn hĩa mới, nhất là văn hĩa phương Tây. Đạo Thiên chúa và chữ quốc ngữ đã xuất hiện trong thời gian này, cùng với đĩ là những thành tựu kĩ thuật, những kiến thức sơ đẳng của khoa học phương Tây, sự phát triển kinh tế hàng hĩa kết hợp lối sống thị dân, những tư tưởng tự do,… làm phong phú thêm đời sống văn hĩa của người Việt ở Nam Kỳ.

Là kết quả của quá trình mở rộng lãnh thổ về phương Nam của các chúa Nguyễn trong bối cảnh văn minh phương Tây bắt đầu thâm nhập vào phương Đơng, phương Nam vừa là sự thách thức, vừa là cơ hội để người Việt cĩ thể lựa chọn, sáng tạo, linh hoạt trong lối sống và trong ứng xử văn hĩa để thích nghi với vùng đất mới. Cũng từ đĩ, nhiều đặc điểm mới được hình thành trong văn hĩa Nam Kỳ, quan trọng nhất là sự năng động, tính cởi mở, khơng dễ dàng bị ràng buộc, sẵn sàng chấp nhận va chạm văn hĩa để tiếp thu những cái mới hữu ích. Điều này lý giải vì sao Đàng Trong dễ dàng tiếp nhận những yếu tố văn hĩa phương Tây. Vừa dựa trên nền tảng văn hĩa truyền thống của người Việt, vừa tiếp biến với văn hĩa phương Tây, lại đứng trước cơ hội và thách thức do vùng đất mới đặt ra, những đặc điểm của văn hĩa Đàng Trong – Nam Kỳ dần được hình thành.

1.2.2. Khái quát đặc điểm của văn hĩa Đàng Trong trên nền văn hĩa truyền thống Việt Nam

Một phần của tài liệu quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất nam kỳ với phương tây đến đầu thế kỉ xx (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)