Hoạt động buơn bán của các nước phương Tây

Một phần của tài liệu quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất nam kỳ với phương tây đến đầu thế kỉ xx (Trang 47 - 53)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Hoạt động buơn bán của các nước phương Tây

Bên cạnh hoạt động truyền giáo, sau các cuộc phát kiến địa lý “báo hiệu buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa” [44, tr.212], việc buơn bán giữa phương Tây và phương Đơng cũng được mở rộng rất nhiều. Việt Nam nằm trên con đường tơ lụa thương mại trên biển Đơng, cĩ bờ biển dài nối liền Trung Quốc với vịnh Thái Lan, cĩ nhiều hải cảng, hải đảo quan trọng (Phú Quốc, Hồng Sa, Trường Sa, Cơn Đảo…) là vị trí lý tưởng mà nhiều nước tư bản phương Tây đang tìm cách đặt chân tới. Những

hoạt động buơn bán giữa Đàng Trong với thương nhân châu Âu vì thế cũng diễn ra nhộn nhịp trong các thế kỉ XVII, XVIII. Họ lần lượt chở đến nước ta hàng hĩa và sản vật của nhiều nước Âu Mỹ. Sự hiểu biết của người Việt về văn minh phương Tây cũng bắt đầu thơng qua quan hệ buơn bán.

Bồ Đào Nha à người đi tiên phong trong việc mở ra “con đường gia vị” mới qua mũi Hảo Vọng, dĩ nhiên, họ là những người đầu tiên đặt quan hệ với Việt Nam. Trên con đường chinh phục các vùng biển châu Á, người Bồ đã tới Quảng Châu năm 1516, và cũng vào năm này họ phát hiện ra vùng ven biển Việt Nam [65, tr.397]. Họ tiếp tục lui tới các cảng Việt Nam trong thế kỉ XVII đúng vào các dịp đầu năm âm lịch, thời điểm mở đầu mùa giao dịch, nhất là đối với các cảng ở Quảng Nam, và trở về vào tháng 9, tức cuối mùa giĩ hè, với các sản phẩm Đàng Trong như tơ, đường, tiêu, kỳ nam và các hương liệu khác.

Khi đến Đàng Trong buơn bán, người Bồ là luơn phải áp dụng một chính sách thích nghi với các phong tục tập quán, nghi thức, địi hỏi của chính quyền phong kiến. Họ tự nguyện chấp nhận mọi quy định của chúa Nguyễn, “quá phục tùng các tục lệ nước Nam” [84, tr.376], tìm cơ hội phục vụ các chúa để được tin cậy. Đặc biệt, “họ phơ trương sự hiểu biết và thành thạo của mình trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật” [65, tr.400] phương Tây.

Năm 1613, một thương nhân người Bồ là Ferdinand Costa đến yết kiến chúa Sãi ở Dinh Cát và mua các thứ hàng như tơ lụa, đường, kỳ nam, trầm hương, gỗ quý. Họ chỉ đến bán diêm sinh, cánh kiến, chì, đồ sành sứ, hợp kim kẽm – đồng, chì… Khoảng năm 1614, một thương nhân người Bồ Đào Nha lai Ấn tên là Joao da Cruz đã được chúa Nguyễn cho lập lị đúc súng ở Thuận Hĩa, sau này người ta gọi chỗ đĩ là Phường Đúc [51, tr.96]–nơi sản xuất các khẩu đại bác cỡ lớn –“một trong những quân chủ bài của đạo quân Đàng Trong” [65, tr. 402].

Chúa Nguyễn cịn dành cho người Bồ nhiều ưu đãi khác, quyết định cấp đất cho họ lập một thành phố gần cảng Đà Nẵng để buơn bán. C. Borri cho biết: “Vua xứ Đàng

Trong rất ưa người Bồ Đào Nha đến buơn bán trong vương quốc của ơng. Cĩ lần ơng

ban cho họ 3 hay 4 dặm đất trong xứ - nơi cĩ ưu thế nhất, cĩ thể là vùng cảng Turon

phương thức Trung Hoa và Nhật Bản đã làm” [dẫn theo 108, tr.15]. Nhưng khơng rõ lý do gì người Bồ Đào Nha đã khơng thực hiện ý định này [5, tr.54].

Với chúa Nguyễn, việc buơn bán với người Bồ Đào Nha chỉ cĩ ý nghĩa thực sự khi xảy ra cuộc chiến tranh với chúa Trịnh ở Đàng Ngồi. Đại bác, mặt hàngthể hiện sức mạnh của văn minh phương Tây đượcchúa quan tâm nhất. Hiểu được nhu cầu ấy, ngồi việc đem đến đại bác và súng trường đều đặn cho các chúa, người Bồ cịn mang cả chì, lưu huỳnh, nitrat cali cần thiết để chế tạo thuốc nổ. Đổi lại, người Bồ được tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hoạt động thương mại. Ngồi vũ khí, hàng hĩa mà người Bồ chở tới bán cho Đàng Trong phần lớn được sản xuất từ phương Tây, nhiều nhất là đồ dùng đơn giản hàng ngày như mũ nĩn, mũ bonnet, thắt lưng, áo sơ mi,… và cả những kim khâu. Họ thu được lãi suất cao từ những mặt hàng này: “Tơi nhớ một người Bồ đem từ Ma Cao tới Đàng Trong một lọ đầu kim khâu, tất cả chỉ giá hơn 30 “ducat”, nhưng đã được lời tới hơn 1.000, vì ơng ta đã bán mỗi chiếc một đồng

“real” ở xứ Đàng Trong, trong khi ở Ma Cao ơng ta mua khơng tới một “double”[dẫn

theo 15, tr.90]

Về sau, do hậu quả của sự tan rã quyền lực, từ vị trí kẻ tiên phong của phong trào bành trướng thuộc địa, Bồ Đào Nha ngày càng mất dần ưu thế hàng hải vào tay người Hà Lan, người Anh và người Pháp. Hơn nữa, đến thế kỉ XVIII, nhu cầu chiến tranh của các chúa cũng giảm đi, thương nhân Bồ Đào Nha qua lại buơn bán với Đàng Trong thưa thớt dần.

Sau Bồ Đào Nha, người Hà Lan nổi tiếng là những thương gia và nhà hàng hải khơn khéo, táo bạo. Năm 1613, nhận thấy “vùng đất này [Đàng Trong] cĩ một lợi điểm thực sự” [65, tr.405], giám đốc thương điếm Hà Lan tại Nhật Bản cho thuyền chở các thứ ngà voi, len dạ, chè đến Đàng Trong xin buơn bán, nhưng khơng đạt kết quả. Mãi đến năm 1633 việc buơn bán của người Hà Lan ở đây mới được bắt đầu.

Từ năm 1633 đến năm 1637, mỗi năm cĩ 2 tàu Hà Lan đến Đàng Trong để trao đổi, buơn bán, thường xuất phát từ Nhật Bản. Năm 1636, họ mở một thương điếm ở Hội An do Cornelis Caesar đảm nhiệm. Cũng năm 1636, hai chiếc tàu Warmont và Grol từ Nhật đến Hội An được chúa Nguyễn tiếp đãi tử tế và cho phép họ được tự do buơn bán, khỏi nạp thuế, được đặt thương điếm ở Hội An. Mặt hàng họ mang đến

Đàng Trong thường là những hàng hĩa cĩ nguồn gốc phương Tây: xa xỉ phẩm, bạc thỏi, tiền, nitrat canxi, lưu huỳnh, vải bơng hay len... Do nhu cầu cao về tiền tệ của chúa Nguyễn và việc cấm lưu hành đồng tiền Eiraku ở Nhật, cơng ty Đơng Ấn Hà Lan đã mang loại tiền này buơn bán ở Đàng Trong, trở thành một mặt hàng thu được một khoản lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, kể từ năm 1638, quan hệ buơn bán giữa người Hà Lan với các chúa Nguyễn mờ nhạt đi do những mâu thuẫn xung quanh việc người Hà Lan thiết lập quan hệ buơn bán với chúa Trịnh ở Đàng Ngồi và đơi lần giúp chúa Trịnh đánh Nguyễn.

Gần một thế kỉ sau, năm 1754, chúa Nguyễn Phúc Khốt mới mở rộng quan hệ giao dịch với Hà Lan và nhiều nước khác. Một số tàu Hà Lan đến Hội An buơn bán. Chúa Nguyễn đặt hàng cho thuong nhân Hà Lan đúc tiền. Nhưng lúc này sự cạnh tranh của người Bồ khá gay gắt, lại thêm những chuyến hàng tiền kẽm chúa đặt mua đọng nợ lại. Chúa cho rằng, tiền kẽm do chúa đặt lái Hà Lan đúc, lái Hà Lan lại đem bán cả cho dân, như vậy là trái phép. Năm 1758, Hà Lan quyết định chấm dứt buơn bán với Đàng Trong.

Cũng trong thời gian này, người Anh cho thành lập cơng ty Đơng Ấn Anh, mở đầu cho việc giao lưu buơn bán với các nước phương Đơng. Trong các năm 1613, 1616, phái đồn của cơng ty Đơng Ấn Anh đã đến Đàng Trong và Đàng Ngồi dâng tặng các phẩm vật để xin được thơng thương buơn bán, nhưng do bịthương nhân các nước khác chèn ép nên việc buơn bán vẫn chưa cĩ cơ hội phát triển.

Năm 1695, Nathaniel Higginson, Tồn quyền Anh ở Madras đã phái Thomas Bowyear đến Hội An xin được mở thương điếm buơn bán và được chúa Nguyễn chấp thuận. “Chúa tỏ ra rất sẵn lịng và khơng bác bỏ bất cứ điểm nào được đưa ra trong bản đề nghị” [65, tr.417]. Nhưng khơng được bao lâu thì “bị phá hoại, do đĩ họ phải rút đi” [48, tr.553], hoặc cĩ thể do các biến động gặp phải ở nhiều nơi khác khiến Cơng ty phải ngừng các dự án.Năm 1764, thời Nguyễn Phúc Khốt (1738 – 1765), tàu buơn Anh là Peacock tới buơn bán trực tiếp với Đàng Trong. Đến tận năm 1777, khi tàu thuyền Anh do Chapman chỉ huy trở lại buơn bán với Đàng Trong thì nghĩa quân Tây Sơn đang quản lý vùng đất này. Ơng được Hồng đế Nguyễn Nhạc cho phép mua và bán một số hàng hĩa. Khi về đến Ấn Độ, Chapman đã khơng ngừng ca ngợi: “Khơng

cĩ xứ nào ở châu Á sản xuất vật dụng nhiều và tốt hơn là xứ này, các thứ rất lợi cho sự buơn may bán đắt là: quế, tiêu, tơ, bơng, đường, gỗ quý, ngà voi… Ở đây thì vàng từ đất moi lên đã là vàng xanh rồi… Nếu chúng ta cĩ căn cứ trên đất Đàng Trong và

cĩ một thế lực mạnh ở đĩ, thì với sản vật ở Ấn Độ và châu Âu, chúng ta sẽ dễ dàng

mua rất nhiều hàng hĩa kể trên” [dẫn theo 7, tr.41]. Chapman đề nghị một sự can

thiệp quân sự vào Việt Nam nhưng do tình hình khĩ khăn, đề nghị của ơng đã khơng được chính quyền Bengale chú ý.

Năm 1792, một đồn sứ bộ Anh do Macartnay cầm đầu đến Đà Nẵng tìm cách điều đình việc thơng thương cũng nhận định: “Xứ Đàng Trong là một vùng thuận lợi cho thương nghiệp… Các cửa khẩu thuận lợi trên bờ biển và đặc biệt là cảng Đà

Nẵng cống hiến một vùng an tồn cho tàu bè lớn nhất suốt trong mùa mưa bão” [dẫn

theo124, tr.12]. Tuy nhiên, cơng việc bang giao khơng thành cơng. Người Anh lo củng cố thế lực ở Ấn Độ và để vùng Đơng Dương lại cho thương nhân Pháp hoạt động. Sự giao thiệp của người Anh chỉ được xúc tiến trở lại khi triều Nguyễn thành lập.

Người Pháp xuất hiện tại Việt Nam khá muộn nhưng lại quan tâm đến truyền giáo hơn là thương mại. Với người Pháp, “những việc mua bán đầu tiên chỉ được thực hiện sau khi các giáo đường Gia tơ được thành lập” [101, tr.45]. Họ kiên trì tìm kiếm một thỏa thuận thơng thương.Chiếc tàu của cơng ty Đơng Ấn Pháp do giáo sĩ La Motte Lambert đội lốt thương gia đã hai lần đến Đàng Trong vào các năm 1671, 1676 và được chúa Hiền hoan nghênh với thái độ khoan dung và cho phép các giáo sĩ được hưởng sự tự do tơn giáo.

Năm 1744, nhân viên cơng ty Đơng Ấn Jacques O’ Friell đã gặp Võ Vương Nguyễn Phúc Khốt và được chúa chấp nhận cho buơn bán, xây nhà kho ở Đàng Trong. Chúa Nguyễn cịn gửi theo Friell hai thanh niên người Việt để học tiếng Bồ. Sau thành cơng này, Friell vận động được Tồn quyền trên đất Ấn thuộc Pháp là Dupleix giúp đỡ cho chương trình thâm nhập thương mãi này. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỉ XVIII, quan hệ buơn bán giữa người Pháp và Việt Nam chưa gắn bĩ mật thiết.

Năm 1749, Poivre một thương nhân kiêm giáo sĩ mang thư và quà của vua Pháp tặng Võ Vương Nguyễn Phúc Khốt, xin xây dựng một thương điếm ở Hội An và

điểm neo tàu ở Đà Nẵng. Chúa Nguyễn đã trả lời rất trân trọng: “Tơi kính gửi hồng thượng cái thư này để bày tỏ lịng tơi kính mến quý quốc, thấy hồng thượng sai một chiếc tàu sang nước tơi thì tơi lấy làm vui lịng và cảm ơn hồng thượng lắm. Ước gì

từ rày trở đi quý quốc với nước tơi hai bên thân cận với nhau như là một nước, thì tơi

lấy làm thỏa lịng lắm” [dẫn theo 65, 423]. Nhưng sau một sự tranh chấp, chúa Nguyễn

cho bắt và trục xuất hết các giáo sĩ Pháp. Từ đĩ về sau, những đề nghị đặt quan hệ thương mại của người Pháp đều khơng thực hiện được, như chuyến đi của Bennetat vào năm 1750, đề án của Protais Leroux 1755, kế hoạch viễn chinh của bộ trưởng hải quân Pháp Choiseul Praslin năm 1768,… Như vậy, đến cuối thế kỉ XVIII, “thương mại của Pháp khơng cĩ đại diện nào ở Việt Nam ngồi các nhà truyền đạo” [102, tr.36]

Thơng qua hoạt động buơn bán vừa nêu, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt đã tiếp xúc khá thường xuyên với người phương Tây. Sự xuất hiện của những đối tác mới này cĩ tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế thương mại cũng như đến các lĩnh vực văn hĩa - xã hội Đại Việt.

Hoạt động thương mại của các nước phương Tây đã làm cho kinh tế Đàng Trong trở nên khởi sắc, thúc đẩy sự hưng thịnh của các thương phố, thúc đẩy sự phát triển yếu tố tiền tệ và hàng hĩa trong nền kinh tế vốn mang nặng tính tự cung tự cấp. Đàng Trong đã xuất khẩu được nhiều hàng hĩa vốn trước đĩ chỉ cung cấp cho thị trường nội địa như tơ lụa, đường, hồ tiêu, kì nam, yến sào, lúa gạo, cau khơ và các loại lâm, thủy sản khác… là những mặt hàng cĩ giá trị và được nhiều thị trường khu vực cũng như thế giới ưa chuộng. Chính ngoại thương đã đưa sức sống kinh tế - xã hội của cả vùng đất mới này phát triển nhanh chĩng, cho phép Đàng Trong trở thành một vương quốc cường thịnh, một trung tâm thương mại lớn ở Đơng Nam Á.

Trên khía cạnh văn hĩa, hoạt động buơn bán giữa Đàng Trong với các nước phương Tây đã tạo ra mơi trường thuận lợi cho mối quan hệ văn hĩa Đơng - Tây. Theo chân các giáo sĩ Thừa sai, các nhà buơn những kiến thức sơ đẳng của các mơn khoa học phương Tây như cơ khí, tốn học, vật lý, thiên văn, y học, quân sự... sớm được tiếp nhận ở Đàng Trong. Người phương Tây cịn mang theo trình độ đĩng thuyền thuộc bậc nhất thế giới, cùng với những kinh nghiệm vượt đại dương nhờ bản đồ, la bàn. Các mặt hàng mà người phương Tây mang đến đều là sản phẩm của kĩ nghệ tiên

tiến như đại bác, vải satanh, vải nhung, kim tuyến, đồ pha lê, đá quý, đồng hồ, kĩ thuật in khắc… Sự phát triển kinh tế hàng hĩa kết hợp lối sống thị dân và thế lực đồng tiền, đã gĩp phần làm rạn nứt ý thức hệ phong kiến. Đặc biệt, gắn liền với chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn và quá trình truyền giáo của người phương Tây, chữ quốc ngữ đã ra đời vào thế kỉ XVII, là sản phẩm của cuộc giao lưu mới trong lịch sử, cuộc giao lưu Âu – Việt. Sự ra đời của nĩ khơng những phục vụ đắc lực cho hoạt động truyền giáo mà cịn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương. Nĩ là điểm khởi đầu của quá trình làm biến đổi nhiều lĩnh vực trong đời sống văn hĩa của người Việt.

Một phần của tài liệu quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất nam kỳ với phương tây đến đầu thế kỉ xx (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)