Quá trình đơ thị hĩa

Một phần của tài liệu quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất nam kỳ với phương tây đến đầu thế kỉ xx (Trang 141 - 144)

6. Cấu trúc luận văn

3.6. Quá trình đơ thị hĩa

Đơ thị hĩa là sự mở rộng của đơ thị tính theo tỷ lệ phần trăm số dân đơ thị hay diện tích đơ thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng, một khu vực. Nếu theo cách tính này thì đơ thị hĩa cịn được gọi là mức độ đơ thị hĩa. Ngồi ra, tỷ lệ gia tăng của số dân và diện tích đơ thị cũng cĩ thể được tính theo thời gian và như vậy sẽ được gọi là tốc độ đơ thị hĩa.

Trong lịch sử, do vị trí địa kinh tế cực kỳ thuận lợi nên quá trình đơ thị hĩa ở Bến Nghé - Sài Gịn diễn ra tương đối sớm và rất nhanh chĩng, nhất là dưới thời Pháp thuộc. Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định, người Pháp liền bắt tay vào xây dựng Sài Gịn như một trung tâm của ba tỉnh miền Đơng và chừng 5 năm sau là thủ phủ của

cả vùng Nam Kỳ Lục tỉnh. Để làm được điều đĩ, người Pháp dùng nhiều biện pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy, mở mang đường sá, phố phường, trong đĩ việc áp đặt một guồng máy hành chính mới theo kiểu phương Tây cũng là một việc làm khơng kém phần quan trọng để xây dựng Sài Gịn thành một đơ thị của sự hiện diện văn minh phương Tây. Chữ quốc ngữ cũng tham gia vào quá trình này.

Nhận ra ngay sự tiện lợi của chữ quốc ngữ trong việc giao tiếp với người dân bản xứ và điều hành guồng máy hành chính cai trị, người Pháp nhanh chĩng lợi dụng loại chữ viết này để phục vụ cho những ý đồ của mình. Do đĩ, nhiều nghị định được ban hành buộc tất cả các giấy tờ của nhà nước phải được viết bằng chữ quốc ngữ, khơng dùng chữ Hán trong những văn thư chính thức như trước đây, mọi sự tuyển dụng nhân sự phải dựa vào khả năng biết chữ quốc ngữ, sử dụng chữ quốc ngữ trong trường học…

Nghị định ngày 22 – 2 – 1869 của Thống đốc Ohier buộc dùng chữ quốc ngữ trong các giấy tờ chính thức. “Điều 1. Kể từ 1 – 4 – 1869 tất cả giấy tờ chính thức:

nghị định, quyết định, án lệnh, phán quyết, thơng tư… đều sẽ được viết và cơng bố

bằng mẫu tự Âu châu, với những chữ ký của các người cĩ thẩm quyền. Điều 2. Khơng một bản dịch nào những văn thư đĩ bằng chữ Nho sẽ cĩ tính cách đích thực và chỉ cĩ

thể được nhận với tư cách chỉ dẫn; nhưng một bản dịch bằng chữ Nho các nghị định

và luật lệ để dán thơng cáo sẽ được để trên cùng một tờ giấy, bên bản văn bằng tiếng An Nam” [114, tr.11].

Nghị định cĩ ý nghĩa hơn cả là Nghị định ngày 6 – 4 – 1878 quyết định sau 4 năm nữa sẽ phế bỏ hồn tồn chữ Hán trong lĩnh vực hành chính và buộc đội ngũ nhân viên phải là những người viết được quốc ngữ: “Điều 1. Kể từ ngày 1 – 1 – 1882, tất cả

những văn kiện chính thức, nghị định, quyết định, sắc lệnh, phán quyết, chỉ thị… sẽ

được viết, ký và cơng bố bằng chữ An Nam mẫu tự Latinh. Điều 2. Kể từ ngày trên,

khơng một tuyển dụng nào được thi hành, khơng một thăng trật nào được cho phép

trong ngạch phủ, huyện, tổng đối với bất cứ ai khơng viết được chữ quốc ngữ” [6,

tr.52].

Đối với cơng chức người Pháp, Nghị định ngày 23 – 7 – 1879 quy định: “Những cơng chức và nhân viên mọi ngạch hành chánh dân sự ở Nam Kỳ, các quan tịa, sĩ

quan và hạ sĩ quan phụ trách việc chỉ huy binh lính nếu được chứng minh trước một Hội đồng Giám khảo, là biết tiếng An Nam, sẽ được thưởng trong thời gian ở thuộc

địa, một trợ cấp hằng năm là 100$ về viết được chữ quốc ngữ…” [Xem 128]. Từ rất

sớm trước đĩ, các trường thơng ngơn đã được chính quyền Pháp lập ra ở Nam Kỳ cũng nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo đội ngũ nhân viên cho guồng máy hành chính mới mà ở đĩ “những mơn học chỉ nhằm vào tiếng Việt viết bằng mẫu tự Latinh” [114, tr.23]. Về sau, Nghị định ngày 14 – 6 – 1880, cho phép những thị trấn nào của tổng mà khơng cĩ trường Pháp sẽ được mở một trường dạy chữ quốc ngữ.

Ngồi ra, thơng tư ngày 28 – 10 – 1879 của Le Myre De Vilers quy định “những mẫu tự Latinh sẽ được dùng để viết thư từ chính thức với tất cả những làng biết thứ

chữ trên” [114, tr.14], đồng thời thơng tư này cịn quy định thưởng từ 50 đến 100 đồng

cho những làng nào viết được các cơng văn bằng quốc ngữ.

Mục đích của các nhà cầm quyền Pháp khi đưa ra những nghị định, thơng tư quy định sử dụng quốc ngữ trong cơng tác hành chính là nhằm cĩ được “những nhân viên

bàn giấy của các quan đọc thơng, viết thạo chữ quốc ngữ”[dẫn theo 114, tr.24], gĩp

phần vào mục tiêu lâu dài “làm tiêu tan dần dần chữ Nho một cản trở to lớn đối với

sự phát triển của nền văn minh châu Âu” [6, tr.52]. Việc áp dụng chữ quốc ngữ trong

hành chính được nhà cầm quyền Pháp coi là một chính sách quan trọng hàng đầu, nên họ đặc biệt chú ý và tìm mọi cách để thi hành triệt để và nhanh chĩng, đồng thời cĩ những biện pháp khác hỗ trợ, chẳng hạn khuyến khích bằng những giải thưởng cho những người Pháp học chữ quốc ngữ, những tiền thưởng cho những giáo viên dạy chữ quốc ngữ, hoặc mở kì thi soạn một cuốn niên giám để truyền bá chữ quốc ngữ… Đặc biệt là việc thiết kế và xây dựng các đơ thị đầu tiên ở khu vực Sài Gịn – Gia Định với những cơng sở, bưu điện, nhà ga, cảng, các cơ quan quân sự, cơ quan hành chính.

Nhờ vậy, quá trình đơ thị hĩa cũng diễn ra nhanh chĩng, tạo nên một nếp sống thành thị hĩa. Bộ mặt cuộc sống ở đơ thị và các khu vực hành chính, cơng sở, dinh thự, trường học hồn tồn là những điều mới mẻ đối với người Việt. Những người trẻ, những trí thức đổ về các trường quốc ngữ, trường Pháp – Việt để học, những quân nhân đến học ở các trường thơng ngơn… ngày càng đơng. Họ trở thành những nhân viên phục vụ cho các cơ quan hành chính, bưu điện, trường học ở các đơ thị… Do đĩ,

quá trình tập trung dân cư vào các đơ thị càng được thúc đẩy nhanh chĩng. Những cơng chức thơng thạo chữ quốc ngữ làm việc trong guồng máy hành chính được chính quyền Pháp tạo “mọi sự dễ dàng dành cho họ”, khơng chỉ cĩ khen thưởng, nâng ngạch lương, họ cịn được làm việc trong những đơ thị cĩ điều kiện hết sức thuận lợi như đường phố được mở rộng, lát đá hoặc rải nhựa, với vỉa hè cĩ đèn chiếu sáng ban đêm, cĩ cây xanh tạo bĩng mát ban ngày, cĩ phương tiện chuyên chở, đi lại hiện đại, ơ tơ, các loại xe kéo, xe điện và đặc biệt là tàu hỏa, tàu thủy... Những hình ảnh này chưa từng xuất hiện ở Nam Kỳ trước năm 1862. Các thành thị đã trở nên tấp nập khi thu hút ngày một đơng đảo những người dân quê đến buơn bán, đi học, làm cơng chức, viên chức… Hệ thống cơng sở của Pháp đã thu hút “hơn 30.000 nhân viên” [62, tr.139].

Một mơi trường văn hĩa đơ thị cĩ chiều sâu ngày càng hấp dẫn và ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trí thức Tây học người Việt đang hình thành. Sự ra đời các cơ quan khoa học vừa phục vụ trực tiếp cho chính sách khai thác thuộc địa của người Pháp, nhưng cũng rất cần thiết cho sự phát triển “dân trí” của người Việt; các thư viện và văn khố chứa các loại sách và lưu trữ các văn kiện chính thức để làm sử liệu; trường Viễn Đơng Bác Cổ chuyên nghiên cứu về nhân chủng, văn minh Việt Nam và các nước Đơng Á; sự xuất hiện các nhà in quốc ngữ để “gia tăng những giao dịch giữa nhà cầm quyền và dân chúng” [114, tr.17]

Thơng qua quá trình đào tạo đội ngũ cơng chức thơng thạo quốc ngữ cho bộ máy cơng quyền, người Pháp cũng đồng thời đưa vào Nam Kỳ những kỹ nghệ quản lý đơ thị học, hành chính học theo kiểu phương Tây, thậm chí được biên soạn thành giáo trình sử dụng trong các trường thơng ngơn. Về sau được dịch ra chữ quốc ngữ. Lần đầu tiên người Việt Nam cũng được thấy sự đa dạng của hệ thống luật pháp theo kiểu phương Tây, mà Nam Kỳ là nơi đầu tiên được người Pháp áp dụng. Người Pháp cũng tạo ra thĩi quen dùng bản đồ, các tập cơng báo, các tập thống kê, sổ lương và thẻ căn cước.

Một phần của tài liệu quá trình lịch sử của chữ quốc ngữ trong quan hệ văn hóa của vùng đất nam kỳ với phương tây đến đầu thế kỉ xx (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)