6. Cấu trúc luận văn
3.4. Nghệ thuật sân khấu
Nghệ thuật sân khấu truyền thống của người Việt phổ biến là các loại hình tuồng, chèo, cải lương. Nhưng khoảng trước năm 1865, do sự khống chế của chữ Hán, việc giáo dục văn hĩa cho quần chúng nhân dân thơng qua các hoạt động nghệ thuật này hầu như là khơng đáng kể. Quần chúng học hỏi các loại hình nghệ thuật này chủ yếu thơng qua những thế hệ đi trước, truyền miệng lẫn nhau. Chỉ khi chữ quốc ngữ phát triển, kịch bản các tác phẩm tuồng, chèo, cải lương, kịch nĩi mới được ghi chép lại bằng chữ quốc ngữ và chuyền tay từ người này sang người khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Qua chữ quốc ngữ, các loại hình nghệ thuật này cũng là một trong những hình thức giúp nâng cao dân trí.
3.4.1.Tuồng
Đầu thế kỉ XX, khi mà cuộc sống thành thị đã trở thành trung tâm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến, tuồng và chèo vẫn tiếp tục được sáng tác và được ghi chép lại bằng một phương tiện mới là chữ quốc ngữ.
Đứng trước cuộc Âu hĩa tư bản chủ nghĩa của thành thị thuộc địa, tuồng đã phải tự thay đổi bản thân mình mới tồn tại được trong một xã hội thích sự thay đổi hơn là những gì diễn ra một cách quy phạm, cĩ thể biết trước, “ưa sầu cảm lâng lâng, phiêu diêu tìm cái lạ, cái bất ngờ hơn là khơng khí bi hùng của những con người mang hia đội mão, tranh chấp nhau trên sân khấu một cách ước lệ, tượng trưng” [41, tr.229].
Tuồng tân thời ra đời trong bối cảnh đĩ. Trong hai thập niên đầu của thế kỉ XX, ở Sài Gịn đã xuất hiện các vở “tuồng tân thời” và “tuồng xuân nữ” phản ánh những cảnh huống của cuộc sống đương thời, chạy theo thị hiếu của người thành thị. Nhưng vì
nghệ thuật non kém nên những kiểu tuồng này khơng cạnh tranh nổi với tuồng cổ, cải lương và kịch nĩi.
Tuồng cổ trong bối cảnh xã hội mới đã cĩ sự cách tân về “vũ khí” diễn tuồng, đạo cụ, hĩa trang, phục trang, đồng thời bắt đầu chịu ảnh hưởng của loại kịch “uyên ương – hồ điệp” khai thác đề tài tình yêu éo le và loại kịch cĩ đề tài “hiệp khách” chuyên đi sâu vào những chuyện kiếm hiệp, giỏi kĩ thuật đánh đá trên sân khấu, để thu hút người xem của phố phường chuộng hình thức lạ.
Ngồi ra, vào khoảng năm 1924, đã xuất hiện hiện tượng phỏng tác và đưa lên sân khấu tuồng các vở kịch cổ điển Pháp.Vở tuồng đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ là
Tuồng Joseph (xuất bản năm 1888) của Trương Minh Ký. Tuồng Joseph “khác biệt
những tuồng và chèo trước đĩ ở tính tự sự, trữ tình và hồn tồn khơng cĩ một câu văn hay thơ chữ Hán” [66, tr.121]. Tuy nhiên, cách cấu tạo vẫn theo truyền thống chuyển tải đạo lý Á Đơng dù là đề tài đạo.
“Phong điều võ thuận,
Quốc thới dân an.
Trong vẻo nước sơng vàng, Lặng trang trời biển đĩ. Joseph là tên mỗ,
Quê quán ở Chanaan.
Như tơi, thung dung rèn tới bực tài năng,
Kềm thúc luyện theo đàng nhơn đức.
Thỉ chung một mực” [120, tr.348]
Ngồi ra sau này cịn cĩ các tác giả Hồng Tăng Bí và Nguyễn Hữu Tiến viết các vở tuồng lấy đề tài từ lịch sử chống ngoại xâm hoặc từ truyện dân tộc, cố gắng bộc lộ tâm sự yêu nước, gián tiếp lên án bọn xâm lược và tay sai của chúng, đề cao ý thức tự hào dân tộc: Thù chồng nợ nước, Đơng A song phụng, Hoa Tiên…
Ngồi ra, các khu vực nhà thờ xưa cũng hay tổ chức cho giáo lẫn lương xem tuồng cĩ sự pha chế tuồng vọng cổ với tuồng Tây. Đề tài các tuồng này thường được lấy trong Kinh Thánh hay truyện các Thánh. Một số tuồng nổi tiếng như: Thương Khĩ,
khi chưa làm Giám mục cĩ soạn lại tuồng Thương khĩ và cho diễn ở Tân Định rất thành cơng. Năm 1935, Michel Mỹ cũng soạn lại tuồng Lương tâm đấng linh mục, được nhiều rạp ở miền Tây diễn rất hấp dẫn.
3.4.2.Cải lương
Nam Kỳ là cái nơi sản sinh ra cải lương, một loại hình kịch hát cĩ nguồn gốc từ sinh hoạt ca vũ nhạc dân gian, như “nĩi thơ”, hị lý, các bản nhạc Bắc cĩ đệm đàn ở các chợ, nơi họp làng, ở các nhà giàu. Nĩi thơ khơng phải là cầm các bản thơ để đọc, cũng khơng ngâm như ở miền Bắc ngâm Kiều. Thực ra, đĩ là “một kiểu ngâm đơn giản, khơng cầm sách vở - vì đã thuộc lịng – nhưng khi diễn đạt nghe cĩ vẻ nhảy nhĩt, biến chuyển linh hoạt tiết tấu trong âm điệu. Nĩi thơ cũng diễn tả đủ những cung điệu bổng trầm, cĩ điều thường là dí dỏm chứ khơng rên rỉ, kể cả khi đến những chỗ rất bi ai” [120, tr.414-415]. Nĩi thơ ở Nam Kỳ phổ biến đến độđưa đị cũng nĩi thơ, cấy lúa, gặt lúa, đào ao cũng nĩi thơ… Bạn bè họp mặt cũng nĩi thơ. Thức đêm canh gác cũng nĩi thơ. Quần chúng nĩi thơ rồi cũng ngẫu hứng tham gia sáng tác.
Nghệ thuật kịch hát cải lương đã ra đời trực tiếp từ những hình thức nĩi thơ đĩ. “Thoạt đầu, kẻ đàn người ca, tài tử ngồi ca và một tài tử đĩng đủ mọi vai trong sinh hoạt “nĩi thơ”. Về sau, tài tử “ca ra bộ”, rồi mỗi tài tử đĩng một vai cĩ hĩa trang. Đĩ là ca cải lương” [41, tr.230]. Vở Pháp - Việt nhứt gia (tức Gia Long tẩu quốc) được diễn tại rạp hát Tây Sài Gịn đêm 16 – 11 – 1918 đánh dấu thời kỳ phơi thai của cải lương.
Sau đĩ, đến năm 1920, lần đầu tiên cải lương mới xuất hiện rầm rộ ở Sài Gịn với các vở Trang Tử thử vợ vàKim Vân Kiều diễn tại rạp Chợ Lớn và rạp Modern Sài Gịn... Lúc này hát cải lương mới thật sự hình thành. Trước cơng chúng thành thị, trong đĩ cĩ trí thức thích văn học Pháp và trước sự tiếp xúc với kịch nĩi, nên ca cải lương phải trình diễn trên sân khấu bằng những vở đã được soạn sẵn bằng chữ quốc ngữ. Nghệ thuật sân khấu ca kịch cải lương ra đời làm phong phú thêm các loại hình nghệ thuật hát tự sự dân tộc. Người ta phải dựa vào các vở tuồng cổ để xây dựng kịch bản cho cải lương với những đề tài trong lịch sử phù hợp với thị hiếu thành thị (như Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ Vân Thiệu bị tên, Cao Lũng vít thiết xa, Ngưu Cao tảo
mộ, Thoại Khanh Châu Tuấn...), những đề tài trong cuộc sống đương thời nặng về sầu cảm lâm ly (như Tội của ai, khúc oan vơ lượng, Tứ đổ tường...)
Phổ biến rộng rãi ngồi dân gian là loại tuồng cải lương vọng cổ như Thích Ca đắc đạo, Quan Âm du địa phủ, Địch Thanh kết duyên Thoại Ba, Triệu Khuơn Dẫn gặp Tố Mai, Lưu Bị cầu hơn Giang Tả, Triệu Tử đoạt ấu chúa, Tiết Đinh San cầu Lê Huê…
Năm 1919, với việc vở “Bội phu quả báo” của Phạm Cơng Bình được diễn tại Sài Gịn, đánh dấu đây là vở được biết sớm nhất trong việc đưa vọng cổ vào tuồng cải lương cĩ bố cục màn, lớp chặt chẽ như một kiểu nhạc kịch đặc thù của Nam Bộ.Kể từ sự kiện đĩ, dần dần cĩ cả một đội ngũ chuyên nghiệp ồ ạt đi phiên dịch tuồng tích Tàu, chuyên viết những bài ca cải lương, những bản đờn cị, đờn lục huyền… “Thậm chí cĩ tác giả một năm viết được mấy chục vở tuồng cải lương!” [120, tr.415-417]. Những tên tuổi nổi bật nhất trong việc dịch và soạn cải lương vọng cổ ở Nam Bộ là Sáu Lầu, Mộng Trần, Nguyễn Chánh Sắt, Vương Gia Bất, Phạm Cơng Bình, Nguyễn Hiển Phú… Soạn giả Trần Phong Sắc được liệt vào hàng “những soạn giả hữu danh” [45, tr.226] trong giai đoạn hình thành nền ca kịch cải lương (1917 – 1923) với các vở
Đinh San chinh Tây (1913),Sát thê cầu tướng (1927), Quan Cơng thất thủ Hạ Bì
(1927)… Cùng với đĩ là Trương Duy Toản, là thầy tuồng [đạo diễn] của gánh hát lớn nhất lúc bấy giờ của thầy Năm Tú tại Mỹ Tho. Ơng là tác giả những vở như Kim Vân
Kiều, Lục Vân Tiên, Trang Châu mộng hồ điệp… Cịn về diễn viên được đơng đảo
quần chúng hâm mộ thì cĩ Năm Châu, Bảy Nhiêu, Tư Chơi, Phùng Há, Năm Phỉ…
3.4.3.Kịch nĩi
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, ở Nam Kỳ xuất hiện thêm hình thức nghệ thật mới, chịu ảnh hưởng của văn học nghệ thuật Pháp: kịch nĩi. Vì vậy, bên cạnh những kịch bản sân khấu của chèo, tuồng, cải lương, ở thời kì này người ta cịn sáng tác kịch bản kịch nĩi.
Nhờ khả năng phổ biến của chữ quốc ngữ, mọi tầng lớp xã hội Việt Nam đều cĩ thể dễ dàng tiếp xúc với loại hình nghệ thuật mới này ngay từ khi nĩ mới xuất hiện.Bên cạnh đĩ, một phần cũng do chính quyền Pháp đã đưa nhiều tư liệu về văn học Pháp vào chương trình giáo dục trong các trường tiểu học và trung học Việt Nam,
nênngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, các trí thức tân học đã được học kĩ, thậm chí được học đến thuộc lịng các vở kịch nĩi với các loại bi kịch, hài kịch, hỷ kịch của kịch nĩi Pháp. Bên cạnh đĩ, cơng chúng thành thị đầu thế kỉ XX cũng đã tiếp xúc với các vở kịch nĩi của Molière được dịch đăng trên các tạp chí thời đĩ. Cơng chúng thành thị cũng đã được xem diễn các vở kịch của văn học Pháp. Như vậy, ở Việt Nam kịch nĩi đã bắt rễ vào cuộc sống ở thành thị, đã bắt rễ vào những người trí thức đọc kịch nĩi, những người dịch kịch nĩi và những người sắm các vai trong các vở kịch nĩi của văn học Pháp, trình diễn trên sân khấu.
Lúc bấy giờ nhà hát, rạp hát mọc lên rất nhiều ở thành phố, hoạt động liên tục 365 ngày để đáp ứng yêu cầu giải trí của cơng chúng. Tuy nhiên, sân khấu lúc bấy giờ cịn thiếu kịch bản kịch nĩi. Nhưng “chẳng lẽ cứ diễn đi diễn lại một số vở kịch nĩi của văn học Pháp, vả lại, diễn các vở kịch của nước ngồi thì phải khắc phục bao nhiêu khĩ khăn về hĩa trang, trang phục, ngơn ngữ, dàn dựng phong cảnh… Do đĩ, cơng chúng thơi thúc viết kịch nĩi, viết bằng chữ quốc ngữ” [41, tr.230]
Vở kịch nĩi đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, đĩ là Tuồng Cha Minh (1881), là một “vở kịch nĩi kiểu Tây phương hồn chỉnh, nghĩa là nĩ hội đủ những đặc điểm của một vở kịch, thuộc loại kịch tự sự và tác giả của nĩ đã Việt Nam hĩa bố cục và đối thoại dùng ngơn ngữ nĩi của dân gian” [66, tr.131]. Theo giáo sư Phạm Thế Ngũ, cĩ thể
xem Tuồng Cha Minh là hình thức kịch nĩi sơ đẳng, là những “truyện đối thoại giữa
hai ba nhân vật chia làm hai ba hồi trong khuơn khổ một cột báo và cĩ tính luân lý trào phúng” [63, tr.601]
Về nghệ thuật, kịch nĩi mang một hình thức nghệ thuật hồn tồn mới lạ, hấp dẫn nên nĩ đã nhanh chĩng chinh phục được giới thị dân và trí thức Tây học ở thành thị Việt Nam:“Kịch nĩi thường cĩ tiết tấu nhanh, ngơn ngữ, hành động sinh động, hấp dẫn, hiện thực, xung đột kịch thường bất ngờ, căng thẳng, đầy kịch tính, rất phù hợp với thị hiếu của những con người của thành thị Việt Nam” [37, tr.252]. Ưu thế lớn nhất của kịch nĩi là khả năng đưa lên sân khấu cuộc sống bình thường, hằng ngày. Chính vì vậy, những vở kịch nĩi đầu tiên do người Việt Nam sáng tác bằng chữ quốc ngữít nhiều đã được dư luận chú ý và lan rộng ra ở miền Bắc: Người Bệnh Tưởng (Nguyễn
Văn Vĩnh dịch), Mảnh Gương Đời (Trần Tuấn Khải), Chén thuốc độc (Vũ Đình Long), Chàng ngốc (Nam Xương), Hồng Mộng Điệp (Vi Huyền Đắc)…
Nội dung của kịch nĩi chủ yếu tập trung vào phản ánh sự thay đổi của đạo đức, lối sống ở thành thị tư sản hĩa, dựng lên trước mắt cơng chúng những quan hệ tư sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến như những quan hệ phi đạo đức, vơ nhân đạo, độc ác. Kịch nĩi gián tiếp phê phán chính sách lừa bịp và chính sách văn hĩa nơ dịch của thực dân, địi giải phĩng tình cảm, nhìn những quan hệ đĩ dưới gĩc độ đạo đức, lương tri, muốn sửa chữa những tệ lậu xã hội bằng đạo đức của con người. Kịch nĩi là kết quả của tiếp xúc giao lưu văn hố giữa Việt Nam và văn hố nghệ thuật phương Tây.
Tuồng, cải lương, kịch nĩi đều là những loại hình nghệ thuật được viết nên bằng chất liệu là chữ quốc ngữ, gĩp phần chủ yếu trong việc giáo dục văn hĩa, phổ biến kiến thức phổ thơng cũng như phổ cập những tư tưởng tiến bộ của thế giới, tư tưởng yêu nước đến với quần chúng nhân dân một cách nhanh chĩng. Tuy nhiên, dưới ách thống trị của thực dân Pháp thì mọi lãnh vực văn hĩa, văn nghệ, kể cả sân khấu, đều bị chính quyền thực dân lợi dụng để gieo rắc những tư tưởng thân Pháp, thỏa hiệp, cĩ lợi cho sự cai trị của chúng. Nhưng chính nhờ những người nghệ sĩ nhân dân đã khéo léo sử dụng sự cơng khai mà thực dân Pháp đã tạo ra để truyền bá những tư tưởng tiến bộ, khơi gợi lịng yêu nước của quần chúng, đồng thời tận dụng cơ hội để giáo dục văn hĩa, nâng cao dân trí cho quần chúng.