Một số kết luận từ thực địa

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 119 - 123)

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

5. Một số kết luận từ thực địa

- Các tổ chức quần chúng công được tổ chức hành chính như bộ máy nhà nước, nhưng lỏng lẻo, không có quan hệ cấp trên cấp dưới, tự chủ về tài chính từng cấp. Đoàn thể cấp dưới nhận nhiệm vụ của cấp trên thì sẽ được hưởng ngân sách từ trên. Cấp trên không có quyền “chỉ đạo” cấp dưới, mà chỉ “hướng dẫn” hoạt động (HN4). Tổ chức Trung ương không có quyền yêu cầu cấp dưới báo cáo cụ thể việc chi tiêu, còn nguồn thu của các cấp dưới do từng địa phương cấp dưới bảo đảm (TW1).

- Biên chế cứng theo từng cấp (Hà Nội có 44 biên chế sau khi sáp nhập với Hà Tây). Dù khác biệt về địa bàn hoạt động, dân số địa phương, con số biên chế hoạt động cũng chỉ cố định (thị đoàn Hà Tiên). Quy mô kinh tế không ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm biên chế. Chi phí cho biên chế chiếm phần lớn nhất trong cơ cấu chi của MTTQ, đoàn

thể, và các hội đặc thù địa phương. Có nơi riêng khoản chi cho các biên chế đã chiếm đến hơn 90% ngân sách hoạt động.

- Cấp quản lý nhà nước (Sở Nội vụ) cho rằng công tác quản lý hội là khó khăn do không được và không đánh giá được hiệu quả hoạt động của hội, trong khi cấp cơ sở của các hội, đoàn thể thì cho rằng hoạt động của họ không hiệu quả do thiếu thốn về mặt biên chế, phụ trợ cấp, kinh phí hoạt động (BĐ1-BĐ14).

- Xu hướng “hành chính hóa” trong các tổ chức quần chúng công ngày càng mạnh, chứng tỏ việc các tổ chức này ngày càng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ được giao hơn. Nếu coi các tổ chức quần chúng công là trung gian giữa bộ máy chính quyền và người dân, thì có vẻ như các tổ chức này nghiêng nhiều hơn về phía chính quyền. Trên phương diện bộ máy tổ chức, dường như các tổ chức này đang dần được tổ chức theo hướng mở rộng ra đảm nhiệm thêm nhiều nhiệm vụ. Ví dụ như chuẩn bị thành lập các tổ tham vấn liên nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ giám sát của MTTQ (KG1).

- Về mặt hoạt động, MTTQ có nhiệm vụ hoạt động không khác ban dân vận bên Đảng. Hoạt động của tổ dân vận và Ban dân vận đều vận động quần chúng hay có thể nói “vừa trùng lặp vừa không trùng lặp”, như một cán bộ MTTQ nói. Tuy nhiên, nguồn kinh phí thì khác nhau. (Trước đây, một số địa phương gộp hai tổ chức này làm một, nhưng sau này lại tách ra)1. Ở nhiều địa phương, chủ tịch mặt trận thường kiêm nhiệm luôn cả trưởng ban dân vận (KG1).

- Hoạt động của đoàn thể, MTTQ, cũng như hội đặc thù, phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ, lãnh đạo của tổ chức. Một đội ngũ trẻ, có quan hệ tốt với chính quyền địa phương, thì dễ nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ hơn về cả kinh phí lẫn điều kiện hoạt động.

- Các tổ chức quần chúng công được đãi ngộ như các cơ quan chính quyền nhà nước, được cấp trụ sở, xe riêng (tùy cơ quan và địa

Thực tế hoạt động của các tổ chức quần chúng công

phương). Một số hội đặc thù nói rằng tổ chức của họ trực thuộc UBND tỉnh, và kinh phí phụ thuộc vào tỉnh theo cơ chế xin - cho (trình dự toán và được hội đồng phê duyệt). Ở cấp dưới (xã, phường), nhiều nơi trụ sở của các tổ chức quần chúng công nằm bên trong tòa nhà chính quyền (trụ sở HĐND và UBND). Về mặt quản lý hành chính, các tổ chức quần chúng công trên thực tế là cánh tay nối dài của nhà nước trong không gian xã hội dân sự.

- Tất cả các địa phương nghiên cứu thực địa đều cho biết ở các cấp cao (TW, tỉnh), họ không gặp nhiều khó khăn về tài chính. Nhưng ở cấp huyện trở xuống thì cán bộ làm việc trong các tổ chức quần chúng công cho rằng ngân quỹ còn hạn hẹp để hoạt động hiệu quả. Ở nhiều xã, hoạt động đoàn chỉ đến tháng ba là ngưng hoạt động vì hết kinh phí.

- Về mặt con người, nếu xét theo từng cơ sở thì không nhiều, ở một số địa phương còn diễn ra tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng. Tuy vậy, hệ thống các tổ chức quần chúng công gặp phải hai vấn đề chính: phân bổ đồng đều theo từng cấp hành chính, chứ không theo hiệu quả và yêu cầu thực tiễn. Có một số địa phương như xã Tây Xuân (Tây Sơn, Bình Định), hội Cựu chiến binh chỉ có một thành viên nhưng vẫn được thành lập và cấp kinh phí (BĐ14). Ngoài ra, việc phân phối mức chi tiêu cho biên chế không hiệu quả và công bằng: người làm nhiều hưởng ít, người làm ít lại hưởng nhiều. Cán bộ cấp cơ sở, vốn phải hoạt động nhiều hơn, lại không được hưởng 55% phụ cấp như cán bộ cấp trên. Trong khi đó, phần chi cho biên chế ở một số nơi đã chiếm tới 90% ngân sách hoạt động (BĐ11, BĐ14).

- Mặc dù tỷ lệ thu hội phí luôn đạt 100%, nhưng việc thu hội phí ở cấp cơ sở của các tổ chức quần chúng công là rất khó khăn ở tất cả các địa phương. Chủ yếu các tổ chức này tự bớt phần tiền lĩnh được từ hội phí để đóng bù vào khoản còn thiếu để đảm bảo chỉ tiêu thi đua.

MTTQ xã Tây Xuân, Tây Sơn, Hội Phụ nữ ở một số cơ sở tỉnh Kiên Giang). Tuy vậy, thông tin cụ thể về tài chính không được các tổ chức quần chúng công ở địa phương chia sẻ chi tiết.

- Đoàn thể, đặc biệt là Đoàn thanh niên và Hội Phụ nữ, tích cực “xã hội hóa” hoạt động, tức vận động đóng góp từ bên ngoài (KG5). Đây là dấu hiệu cho thấy mức độ cạnh tranh để thu hút nguồn lực xã hội từ các tổ chức này đang ngày càng lớn.

C H Ư Ơ N G V I I

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 119 - 123)