Các tổ chức chính trị - xã hội, hay còn được gọi là các tổ chức đoàn thể quần chúng (mass organizations), là tổ chức được sáng lập bởi Đảng Cộng sản nhằm tiếp cận và vận động quần chúng tham gia, ủng hộ các chính sách của Đảng (Tạp chí Xây dựng Đảng, 2013). Tổ chức quần chúng ra đời dựa trên ý tưởng của V.I. Lenin trong bài viết “Những gì cần phải làm?”, xuất bản năm 1902, với mục đích gây dựng những tổ chức có cơ sở thành viên rộng rãi trong quần chúng, có liên kết thành viên lỏng lẻo hơn so với tổ chức Đảng, để tạo thành những “vòng tròn” liên kết tất cả các thành phần trong dân chúng (Lenin, 1902, 80).
Các tổ chức chính trị - xã hội phát triển mạnh trong giai đoạn 1920 - 1950, đặc biệt ở thời kỳ mặt trận dân chủ chống phát xít (1936 - 1939),
tranh Thế giới thứ 2. Khi chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, các tổ chức quần chúng ở đây cũng không còn tồn tại. Ngày nay, hình thức tổ chức quần chúng nằm dưới sự lãnh đạo của một đảng cầm quyền chỉ còn tồn tại ở một số nước xã hội chủ nghĩa, ví dụ như Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Bắc Triều Tiên. Nói như một lãnh đạo cấp cao của MTTQ: “Tôi đi nước ngoài không có người đồng cấp tiếp đón”.1
Các tổ chức quần chúng công, với đặc điểm được sáng lập và nằm dưới sự chỉ đạo của đảng cầm quyền, được ban cho quyền độc quyền trong lĩnh vực hoạt động của nó (Kornai, 1992, 39). Mặc dù về danh nghĩa, các tổ chức quần chúng độc lập với chính quyền và lãnh đạo được các thành viên bầu ra, tuy vậy, trên thực tế, các ứng viên cho vị trí này phải được tổ chức đảng thông qua (ibid.). Nhiệm vụ chính của các tổ chức này, nói như Lenin, là “đường dây truyền tải” (transmission belts) ý tưởng và chính sách của đảng đến từng nhóm quần chúng trong xã hội mà họ phụ trách (Lenin, 1920).
Các tổ chức quần chúng công và chính quyền (đảng và nhà nước), vì vậy, là một thể gắn kết với nhau. Lãnh đạo của các tổ chức quần chúng có thể được bổ nhiệm vào các vị trí chức năng của đảng hoặc nhà nước, và ngược lại (Kornai, 1992, 40).
Nhìn chung, các tổ chức quần chúng công ở Việt Nam mang đầy đủ những đặc tính của các tổ chức quần chúng hình mẫu do Lenin xây dựng như đề cập ở trên.
Ngoài các tổ chức quần chúng này, hệ thống các tổ chức xã hội được nhà nước hỗ trợ kinh phí ở Việt Nam còn có các “hội đặc thù”
theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP. Các tổ chức đó đều là thành viên của MTTQ Việt Nam, và là nỗ lực nhằm thực hiện hai mục đích: tăng mối liên hệ giữa chính quyền với các thành phần dân sự khác nhau (doanh nghiệp, công nhân, viên chức các ngành nghề,…) trong một xã hội đa
Tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công
dạng hơn sau Đổi mới, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong một môi trường mới.