Chi ngân sách cho đoàn thể, hội đặc thù ở cấp tỉnh

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 60 - 62)

II. NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

1. Chi ngân sách cho đoàn thể, hội đặc thù ở cấp tỉnh

Để dễ so sánh các khoản chi dành cho các tổ chức quần chúng công ở từng khu vực khác nhau, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân loại nhóm địa phương của Bộ Tài chính. Theo đó, ngân sách địa phương cho các tổ chức trên là tổng hợp từ bảy nhóm địa phương sau: miền núi phía Bắc (15 tỉnh), đồng bằng sông Hồng (10 tỉnh), Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam bộ (5 tỉnh), và đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh). Nhóm cuối cùng là hai thành phố Trung ương loại đặc biệt (Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).

Số liệu vùng sẽ được tính như sau: Xi= xa*n Trong đó

Xi là tổng chi ngân sách cho các tổ chức dân sự nhà nước của vùng nghiên cứu.

xa là số chi ngân sách cho các tổ chức dân sự nhà nước trung bình của các mẫu được lựa chọn. Con số này phụ thuộc vào số lượng tỉnh của từng khu vực. Cụ thể: miền núi phía Bắc (3), đồng bằng sông Hồng (4), Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (3), Đông Nam bộ (2), và đồng bằng sông Cửu Long (3).

n là số lượng tỉnh của vùng nghiên cứu.

Tổng ngân sách cấp tỉnh dành cho các tổ chức nhân sự nhà nước sẽ bằng tổng ngân sách của các vùng cộng lại.

X = ∑Xi

Ở một số khu vực/thời gian khi số liệu không được công bố hoặc công bố chưa đầy đủ, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp ước lượng khác nhau bằng các thuật toán Excel. Các trường hợp cụ thể sẽ được ghi chú trong từng mục phân tích.

Nguồn thu từ ngân sách của các tổ chức quần chúng công

 Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Hình 14: Chi phí cho các tổ chức quần chúng công từ ngân sách địa phương của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2006 - 2014

Nguồn: Quyết toán và dự toán ngân sách địa phương các năm (Đơn vị: triệu đồng1) Tính bình quân, nhóm hai thành phố Trung ương loại đặc biệt này có lượng chi ngân sách dành cho các tổ chức quần chúng công lớn nhất. Trong vòng sáu năm (2006 - 2012), ngân sách nhà nước quyết toán cho khoản này tăng 182%, từ 124 tỷ đồng lên đến 335,2 tỷ đồng.

Ở Hà Nội, tổ chức nhận được nhiều tiền từ ngân sách nhất là Thành đoàn Hà Nội, chiếm 67% tổng chi thường xuyên và 87% tổng chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công trong năm 2006. Trong năm quyết toán ngân sách gần nhất (2012), con số này lần lượt là 28% và 53%. Số liệu ngân sách hỗ trợ cho Công đoàn, Liên minh Hợp tác xã (từ năm 2010), và các hội đặc thù không được công bố trong quyết toán ngân sách Hà Nội.

Ở TP. Hồ Chí Minh, ngoại trừ năm 2006, chi ngân sách cho Thành đoàn Thành phố cũng là nhiều nhất, chiếm 52% tổng chi trong dự toán ngân sách năm 2007. Trong năm quyết toán gần nhất (2012), chi cho Thành đoàn chiếm 40% tổng chi cho các tổ chức quần chúng công.

 Miền núi phía bắc

Hình 15: Chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công ở các tỉnh miền núi phía Bắc, 2006 - 2014

Nguồn: Ngân sách địa phương các năm (Đơn vị: triệu đồng1)

Mặc dù được coi là khu vực nghèo và khó khăn nhất (Nhân dân,

2014), tính bình quân chi cho các tổ chức quần chúng công ở vùng miền núi phía bắc là thấp nhất trong cả nước. Trong năm số liệu đầu tiên (2006), bình quân chi ngân sách cho các tổ chức quần chúng công ở vùng này là 5,71 tỷ đồng, thấp hơn 11 lần so với hai thành phố đặc biệt (62 tỷ đồng), và hai lần so với khu vực Tây Nguyên. Trong năm quyết toán gần nhất (2012), vùng này chỉ xếp cao hơn khu vực đồng

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 60 - 62)