I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
4 Phỏng vấn KG10.
Thực tế hoạt động của các tổ chức quần chúng công
hội đặc thù, số còn lại không có ngân sách hỗ trợ (hội viên VUSTA chỉ có 3/15 hội được công nhận là đặc thù, nên không có kinh phí hỗ trợ)1.
Ở thị xã Hà Tiên, một lãnh đạo đoàn thể cho biết việc huy động đóng góp từ các doanh nghiệp nhiều khi không hiệu quả, do các doanh nghiệp đã đóng góp quá nhiều cho các hoạt động khác của chính quyền2. Một cán bộ cấp xã nói họ ngại đi xin hỗ trợ từ cộng đồng doanh nghiệp xung quanh, bởi biết doanh nghiệp đã phải đóng góp nhiều cho các tổ chức khác. Có những doanh nghiệp đóng góp một lần ngay từ đầu năm để tránh bị “xin” tiền trong năm3.
Cán bộ làm việc trong đoàn thể cũng cho rằng thời gian họ làm những công việc hành chính (có nơi một tháng viết 10 báo cáo4, họp giữa các ban ngành thường xuyên) là quá nhiều, khiến họ xao lãng, không tập trung vào công việc.
Công việc, nhiệm vụ hoàn thành
Về cơ bản, MTTQ Kiên Giang cũng có các nhiệm vụ tương tự như ở các địa phương khác, đó là công tác dân vận trong các phong trào, vận động quần chúng; phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong các nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, cũng như các vấn đề liên quan đến an sinh5. Về mặt đánh giá hoạt động, MTTQ tỉnh Kiên Giang có nhiều hoạt động có kết quả cụ thể, rõ ràng hơn hai tổ chức ở Bình Định và Hà Nội.
Riêng về công tác vận động người dân góp quỹ, MTTQ Kiên Giang huy động được khoảng 70 tỷ đồng tiền quỹ “Vì người nghèo” trong năm qua, và gần 200 tỷ đồng tiền vận động các loại quỹ an sinh xã hội khác6. Ngoài ra, MTTQ Kiên Giang được UBND tỉnh cho bố trí xử lý