Các đoàn thể chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 150 - 151)

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

2. Hiện trạng các loại hình tổ chức hộ

2.1 Các đoàn thể chính trị xã hộ

Nhóm các đoàn thể chính trị xã hội gồm có 6 tổ chức lớn với các luật đặc thù quy định riêng cho từng tổ chức, được hình thành khởi đầu trên quan niệm về xã hội bao gồm các giai cấp lao động và những người bị áp bức: công, nông, binh cũng như các giới và thanh niên phải đấu tranh với những giai cấp bóc lột.

Nhiệm vụ chính hiện nay của các đoàn thể chính trị xã hội là tuyên truyền, phổ biến và tổ chức cho người dân thuộc nhóm đặc thù của mình thực hiện đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Vả ở chừng mực nhất định các đoàn thể chính trị xã hội cũng chuyển tải những kiến nghị, ý kiến của người dân thuộc nhóm mình theo dõi cho ban lãnh đạo của Đảng. Nói theo thuật ngữ hôm nay là tiến hành các hoạt động giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Cách thức hoạt động truyền thống thông thường của các đoàn thể là tiếp cận cộng đồng: tập hợp người dân lại và phổ biến các đường lối của Đảng hoặc đi sâu vào nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân để giải thích, hoặc phát hiện vấn đề để giải quyết. Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của các đoàn thể này là Ban Dân vận thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam và cán bộ lãnh đạo của các tổ chức này được bầu ra theo sự đề cử của Ban Dân vận và Ban Tổ chức Trung ương, nôm na có thể coi giống như hoạt động của các bộ trong các lĩnh vực của xã hội và chịu sự lãnh đạo của các ban tương ứng của Đảng.

Đặc điểm lớn nhất của các đoàn thể chính trị xã hội là họ được ngân sách nhà nước bao cấp cho hoạt động của mình đến tận cơ sở. Các cán bộ được nhận lương và trợ cấp theo các thang bậc như các công chức, viên chức nhà nước và toàn bộ các cơ sở vật chất đều do Nhà nước trang bị ở cấp độ tương đương với một bộ (MTTQ ở cấp độ cao hơn một chút nhưng thấp hơn nhiều so với Quốc hội). Ngoài ra họ được sự hỗ trợ lớn lao của hệ thống các doanh nghiệp nhà nước, và có một sự mặc định bất thành văn là các chi phí của doanh nghiệp cho các đoàn thể chính trị xã hội để hỗ trợ hoạt động của họ có thể được coi là những chi phí hợp lý khi cần thiết.

Phụ lục

Những tổ chức đoàn thể do Nhà nước thành lập hiện vẫn đang hoạt động và được đầu tư rất lớn, nhưng ngày càng bị hành chính hóa và xa dần với cách tiếp cận quần chúng, cái vốn đặc trưng cho các tổ chức xã hội và được đào tạo ở chuyên ngành công tác xã hội. Do vậy những vấn đề bức xúc của các đối tượng chậm được giải quyết. Có thể lấy ví dụ là Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam không hề lãnh đạo một cuộc đình công nào của công nhân, Hội Phụ nữ không làm được gì nhiều với nạn mại dâm, Đoàn Thanh niên gặp khó khăn trong việc xử lý hiện tượng thanh niên đánh nhau ngày Tết và Hội Nông dân không giải quyết được một tranh chấp đất đai lớn nào trong 10 năm trở lại đây.

Trường hợp đặc thù: MTTQ Việt Nam

Đây là một tổ chức thuộc loại siêu hội với khoảng hơn 50 chục tổ chức thành viên, từ Đảng Cộng sản Việt Nam cho tới Hội Chế tác vàng bạc… Trong khi thảo luận về luật MTTQ sửa đổi ngày 7/3/2015, một vấn đề đặt ra là có nên có điều khoản MTTQ giám sát hoạt động của Đảng hay không và kết luận cuối cùng vẫn chưa có. Chức năng của Mặt trận là xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc và cử người có phẩm cách xứng đáng tham gia Quốc hội. MTTQ có chân rết tới tận cơ sở và được bao cấp rất đầy đủ cho bộ máy và cho hoạt động của mình: tại các cuộc họp ở cơ sở, người đi dự họp có thể được nhận phong bì khi tham dự.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 150 - 151)