Báo cáo thông tin liên quan đến quy mô đoàn thể và hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Bình Định, 2015.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 108 - 110)

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

3 Báo cáo thông tin liên quan đến quy mô đoàn thể và hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Bình Định, 2015.

Thực tế hoạt động của các tổ chức quần chúng công

Các hội thường quản lý cơ sở rất lỏng lẻo, mức đóng hội phí thấp, không đủ để tài trợ cho các hoạt động của hội1. Các hội đặc thù tạo ra gánh nặng lớn về ngân sách cho địa phương. Bởi các hội lúc thành lập thì tự quản, tự trang, nhưng sau lại xin kinh phí, đặc biệt là với cán bộ có chức, có quyền về hưu rất dễ gây áp lực lên cơ quan nhà nước2.

Về vấn đề chi ngân sách ở cơ sở, đại diện đoàn thể cho rằng kinh phí không đủ để hoạt động hiệu quả. Ví dụ như ở huyện Tây Sơn, nguồn thu từ ngân sách huyện cho MTTQ là 916 triệu đồng (2015 – dự toán) trong đó chi lương, BHXH, BHYT (chi nhân sự) là 776 triệu đồng, chiếm đến 85% tổng ngân sách. Phần chi cho hoạt động: 140 triệu – 10% tiết kiệm chi = 126 triệu đồng, cho địa bàn gồm 15 đơn vị cấp xã và có 136 nghìn dân3.

Đối với cấp dưới huyện (xã, thôn), nguồn kinh phí hoạt động của MTTQ bị thu hẹp hơn, do chỉ được HĐND cấp tỉnh cấp khoảng 8,5 triệu đồng/năm (trừ 10% tiết kiệm chi), cộng với hơn 2 triệu đồng/năm hoạt động cho ban thanh tra nhân dân, ban giám sát điều tra cộng đồng (đối với MTTQ), và chỉ khoảng gần 6 triệu đồng đối với nhóm các đoàn thể. Các khoản chi phí hoạt động khác, được quy định lấy từ nguồn thu cơ sở không phải do ngân sách cấp trên cấp về, một số địa phương không có nguồn thu nên không hỗ trợ được cho các hoạt động của đoàn thể. Điều này khiến hoạt động ở cấp cơ sở hết sức khó khăn, ví dụ như xã đoàn ở một số địa phương chỉ đến hết tháng ba là dừng hoạt động vì thiếu kinh phí4.

Các đoàn thể đều có quy định về đóng phí hội viên, tuy vậy việc thu phí trên thực tế không đạt chỉ tiêu. Ví dụ như chi đoàn thanh niên ít khi thu được đoàn phí, và số thu được chỉ dành cho thi đua khen thưởng nhưng không đủ. Tuy thế, quy định ở cấp trên vẫn là phải đạt 100% mức đoàn phí, nên nhiều lãnh đạo đoàn thể cấp dưới tự bỏ tiền ra nộp để

hoàn thành chỉ tiêu1. Hội Phụ nữ có mức đóng thực tế cao hơn (khoảng 80%), nhưng vì số hội phí quá thấp nên số tiền này cũng chỉ dùng để khen thưởng2.

Với hội đặc thù, quan điểm của một số người trong cuộc cho rằng kinh phí được cấp phụ thuộc vào quan hệ chính trị với tỉnh (UBND và HĐND) và vẫn là cơ chế xin – cho, chưa được thể chế hóa rõ ràng bằng những quy định của bộ, ngành Trung ương3. Hội Nhà báo và Liên hiệp các hội Khoa học – Kỹ thuật (VUSTA), dù theo Nghị định số 45/2010/ NĐ-CP là các tổ chức tự nguyện, nhưng trên thực tế lại do UBND tỉnh quản lý và cấp kinh phí (theo như Hội Nhà báo thì tổ chức này “trực thuộc” UBND tỉnh).

 Chi phí cơ hội và chi phí ẩn

Về đoàn thể, ở Bình Định có 7.037 người làm việc trong hệ thống ở xã, thôn (tính đến năm 2014), cùng với số cán bộ trong biên chế cấp tỉnh, huyện của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định4. Con số này tăng gần gấp đôi so với thống kê năm 2012 của Tổng cục Thống kê (4.131 người).

Về hội đặc thù, số người được Nhà nước trả lương là 677 người trên toàn tỉnh.

Mức lương của cán bộ đoàn thể được tính theo bằng cấp như cán bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, tuy vậy đối với cán bộ cơ sở (xã trở xuống) không được hưởng phụ cấp 55% theo quy định dành cho những người làm việc trong đoàn thể. Mức lương trung bình của cấp phó đoàn thể chỉ vào khoảng 1,1 triệu đồng/tháng, và 521 nghìn đồng/tháng với trưởng ban công tác Mặt trận ở khu dân cư5.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 108 - 110)