Phỏng vấn HN.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 104 - 106)

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

4 Phỏng vấn HN.

5 Phỏng vấn HN4.

Thực tế hoạt động của các tổ chức quần chúng công

Ở cấp cơ sở, Hà Nội thực hiện chính sách khoán hoạt động với các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, phường, thị trấn với mức hỗ trợ trung bình 44 triệu/đơn vị/năm1.

 Chi phí cơ hội và chi phí ẩn

Với các hội có lịch sử hoạt động lâu dài, ở cấp thành phố có văn phòng hoạt động do Nhà nước cấp. Hội chỉ được sử dụng văn phòng chứ không được cho mượn hay kinh doanh các dịch vụ khác. Với các hội mới thành lập (thường là sau năm 2010) thì phải tự lo văn phòng, trong thủ tục thành lập phải có đảm bảo về địa điểm làm việc. Thành phố có tạo điều kiện cho các hội thuê tại Cung Trí Thức (Cầu Giấy)2.

Số nhân lực được Nhà nước trả lương (có biên chế hoặc định biên) làm việc trên địa bàn Hà Nội, cho các hội đặc thù, là 347 người. Con số này chưa kể những người làm việc, có thể được trả lương, nhưng không nằm trong biên chế.

Về đoàn thể, trụ sở được cấp như cơ quan nhà nước, được sử dụng nhưng không được phép kinh doanh. Các cơ quan đoàn thể ở Hà Nội đều có trụ sở ở các khu vực trung tâm, trong khu vực tập trung nhiều cơ quan nhà nước. Ví dụ như MTTQ Hà Nội có trụ sở ở Lý Thường Kiệt, còn trụ sở của Hà Tây (cũ) được trả lại để phân cho cơ quan khác.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê (2012), ở Hà Nội có 15.172 người làm việc cho các tổ chức quần chúng công.

 Công việc, nhiệm vụ hoàn thành

Về nhiệm vụ, công việc của hội đặc thù, cơ quan quản lý nhà nước (Sở Nội vụ) cho biết tùy thuộc vào điều lệ hoạt động của hội, Sở không can thiệp. Chỉ trừ khi hội hoạt động không đúng chức năng, nhiệm vụ như đề ra thì sẽ bị thanh, kiểm tra và xử lý theo quy định.

Về nhiệm vụ của đoàn thể, các tổ chức đoàn thể ở Hà Nội thực hiện các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó theo các quy định của Trung ương Đảng và pháp luật. Ở Hà Nội, tổ chức được lựa chọn nghiên cứu là MTTQ. MTTQ Hà Nội có nhiệm vụ hoạt động “dân vận” là chủ yếu, với năm nhiệm vụ chính, bao gồm: Tuyên truyền, vận động nhân dân về chính sách của Đảng, nhà nước; Tổ chức các phong trào, vận động theo chính sách của Đảng (ba cuộc vận động chính và một phong trào lớn); Thực hiện nhiệm vụ “đại diện quyền làm chủ của nhân dân”, cụ thể: giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền; Đối ngoại nhân dân; và Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ1.

Ngoài các nhiệm vụ kể trên, MTTQ cấp thành phố có thể ký kết hợp tác với các cơ quan trong nước và ngoài nước để cùng hợp tác, làm chủ đầu tư trong một số lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện2. Ngoài những nhiệm vụ được giao, MTTQ Hà Nội còn thực hiện một số hoạt động quyên góp từ nhân dân, do các cơ quan của Đảng và Nhà nước không có trách nhiệm làm việc này. Quyên góp cho hoạt động gì thì mở tài khoản cho hoạt động đó. Hiện nay, MTTQ Hà Nội quản lý ba quỹ:

 Quỹ phòng chống thiên tai lũ lụt: Quỹ thiên tai lũ lụt của thành phố còn khoảng 20 tỷ, quỹ này có năm huy động, có năm không. Năm nào nhiều thiên tai có thể huy động lên đến 30 tỷ.

 Quỹ vì người nghèo: hiện có khoảng 5 tỷ đồng, được cam kết khoảng 52 tỷ đồng.

 Gần đây có thêm quỹ ủng hộ Hoàng Sa, Trường Sa, vì tình trạng người dân chủ động ủng hộ đến các địa phương dẫn đến việc lộn xộn, phân bổ không phù hợp, nên Nhà nước giao cho MTTQ mở tài khoản và quản lý. Sau đó, MTTQ phân bổ lại cho các vùng.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 104 - 106)