Vietnamnet.vn, MTTQ phản biện, giám sát chính sách, pháp luật.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 50)

III. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUY MÔ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG

5 Vietnamnet.vn, MTTQ phản biện, giám sát chính sách, pháp luật.

Tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công

quy định trong điều 34 của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, trong đó bao gồm:

• Tham gia với các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động của hội

• Tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của hội

• Tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội

• Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của các hội thành viên, hội viên để tham gia các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước

• Tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Như vậy, hội đặc thù có chức năng chính là tư vấn, giám sát, phản biện xã hội; và tham gia quá trình xây dựng văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội. Hội còn được phép tham gia cung cấp các loại dịch vụ công hay quản lý nhà nước theo lĩnh vực hoạt động của hội (ví dụ như Hội Chữ thập đỏ trong lĩnh vực y tế, sức khỏe cộng đồng).

4.2. Chức năng thực tế (de facto)

Đối với MTTQ và đoàn thể

Dù được Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiều vai trò trong hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội và MTTQ chưa thực hiện được quyền lực của mình, do chưa có các các quy định cụ thể, cơ sở pháp lý, và điều kiện cần thiết để hoạt động (Tạp chí Cộng

hóa được hoạt động này còn rất nhiều khó khăn do thiếu cơ chế cụ thể, kinh phí, và nhân lực đủ khả năng để thực hiện.

Trong năm 2013, tổng số cuộc giám sát của các ban thanh tra nhân dân ở cơ sở là: 51.077; số vụ, việc kiến nghị xử lý: 17.089; số vụ, việc được cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết: 13.317, thu hồi được hơn 15 tỷ đồng (Nguyễn Thiện Nhân, 2014).

Thực tế khảo sát cho thấy, phát huy được vai trò của MTTQ và đoàn thể trong hệ thống chính trị phụ thuộc rất lớn vào lãnh đạo của các tổ chức này, cũng như quan hệ với chính quyền.

Chức năng thực tế của MTTQ và đoàn thể gắn liền với nhiệm vụ do Đảng đề ra: vận động, thuyết phục quần chúng tham gia các chính sách của Đảng và Nhà nước. Với chức năng này, MTTQ và đoàn thể, như gợi ý của Lenin, hoạt động như một đường dây truyền tải (transmission belts) thông tin giữa chính quyền và người dân. Điều này khiến MTTQ và đoàn thể thiếu tính chủ động tham gia với ý thức xây dựng cộng đồng và xã hội (Nguyễn Đức Vinh, 2013).

Ngoài ra, trong thời kỳ Đổi mới, MTTQ và đoàn thể hoạt động rất tích cực trong các công tác xã hội như xóa đói giảm nghèo hay xóa nạn mù chữ.

Về quyền lực chính trị, tất cả các lãnh đạo của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đều là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (chính thức hoặc dự khuyết), cơ quan lãnh đạo cao nhất trên danh nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam (Báo điện tử Đảng Cộng sản năm 2014). Tuy vậy, chỉ có chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (ông Nguyễn Thiện Nhân) là nằm trong danh sách ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trên thực tế có quyền hành lớn nhất. Trong lịch sử 11 khóa đại hội Đảng, vị trí trong Bộ Chính trị của Chủ tịch MTTQ không phải là đương nhiên, mà tùy thuộc vào thực tế chính trị tại thời điểm đó (gần đây có ông Nguyễn Thiện Nhân ở khóa XI, và ông Phạm Thế Duyệt ở khóa VIII).

Tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công

Do nằm trong bộ máy tổ chức nhà nước, lãnh đạo trong hệ thống MTTQ và đoàn thể nằm trong quỹ đạo luân chuyển cán bộ của bộ máy hành chính. Nhiều cán bộ, công chức từng làm việc trong hệ thống đoàn thể sau đó nắm các chức vụ cao trong Đảng và chính quyền, hoặc ngược lại. Tiêu biểu có ông Nguyễn Bá Thanh, cố Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng, trước đây từng là Chủ nhiệm Hợp tác xã trước khi làm Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND Đà Nẵng1. Ông Nguyễn Bá Cường, hiện là Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, từng giữ các chức vụ quan trọng tại tỉnh Bắc Giang. Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch MTTQ Việt Nam, từng giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù trên trên danh nghĩa, MTTQ là một “siêu tổ chức” bao gồm những thành viên quan trọng nhất trong hệ thống chính trị Việt Nam; MTTQ chỉ hợp tác với các đoàn thể và thành viên của mình theo quy chế phối hợp. MTTQ không có quyền lực chỉ đạo thành viên của mình, và trên thực tế, chịu sự chỉ đạo của một thành viên (Đảng Cộng sản Việt Nam).

Lãnh đạo của các đoàn thể (trừ Công đoàn) cũng nằm trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách và Xã hội (VBSP), tổ chức có nhiệm vụ phân bổ nguồn ngân sách để thực hiện các mục tiêu xã hội từ chỉ đạo của Nhà nước.

Do phụ thuộc về mặt tài chính từ ngân sách, cũng như thiếu cơ chế hoạt động, có sự vênh nhau giữa chức năng thực tế và chức năng trên danh nghĩa của MTTQ và đoàn thể.

Đối với các hội đặc thù được nhà nước hỗ trợ kinh phí

Các tổ chức này hầu như không có quyền lực chính trị thực tế nào trong hệ thống (chỉ một vài lãnh đạo của các hội đặc thù là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, như Chủ tịch Hội nhà báo). Các tổ chức này, dù một số như VUSTA và VUFO cũng được xếp vào nhóm tổ chức chính trị-xã hội, nhưng lại không nhận được nhiều quyền lợi về kinh tế và

Nhiệm vụ chính của hội đặc thù là thực hiện chức năng giám sát, phản biện nhưng còn yếu, đặc biệt là ở cấp địa phương1. Lý do là cơ chế thực hiện giám sát, phản biện còn chưa rõ ràng, các cơ quan thực hiện thiếu chuyên môn, kinh phí, và thời gian. Một số hội đặc thù địa phương cho biết, công việc quan trọng nhất của họ là tổ chức hội thảo, đào tạo, hoặc phát động các cuộc thi liên quan đến lĩnh vực của mình.

Ngoài ra, các hội đặc thù còn có chức năng làm “tổ chức mẹ” để nhiều tổ chức xã hội dân sự khác đứng tên (Vasavakul, 2003). Ví dụ như Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là tổ chức đăng ký cho khoảng hơn 600 tổ chức con (ibid.). Với hoạt động này, trên thực tế một số hội đặc thù đã trở thành mạng lưới liên kết các tổ chức dân sự, với cấu trúc giống mô hình nghiệp đoàn và kiểm soát lỏng về mặt chính trị (Wells-Dang, 2011).

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 46 - 50)