Theo MTTQ, tính đến thời điểm năm 204 đã có hơn 50 văn bản pháp luật khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh tổ chức này và các thành viên.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 38 - 41)

III. CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUY MÔ CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG

1 Theo MTTQ, tính đến thời điểm năm 204 đã có hơn 50 văn bản pháp luật khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh tổ chức này và các thành viên.

Tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công

Ngoài ra, nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác có các điều khoản điều chỉnh các tổ chức chính trị - xã hội này, ví dụ như Luật tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội (Mặt trận Tổ quốc), hay Luật cán bộ, công chức năm 2008. Điều 10 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định “Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội”. Đây là cơ sở pháp lý để các tổ chức này nhận bao cấp về kinh phí hoạt động từ Nhà nước.

Các cấp chính quyền địa phương cũng có những văn bản, chung hoặc riêng, điều chỉnh hoạt động của nhóm tổ chức đoàn thể này.

Hình 4: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh MTTQ và đoàn thể Hiến pháp Nghị quyết, pháp lệnh Quốc hội Luật, bỏ luật Nghị định, quyết định của chính phủ Các văn bản khác

Điều 9, 10, 84, 96, 101, 116 Hiến pháp (sửa đổi) năm 2013

 Pháp lệnh CCB số 27/2005, Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn năm 2007, …

Bộ luật Dân sự 2005, Luật Mặt trận Tổ Quốc 1999, Luật Công đoàn 2012, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002,…

Nghị định số 56/2012/NĐ-CP (Hội LHPNVN), 120/2007/NĐ- CP (Đoàn TNCS),…

Thông tư 36/2002/TT-BTC (Hội Nông dân), Nghị quyết 01/2012/NQLT-CP-BCHTWĐTN (Đoàn thanh niên),…

Đối với hội đặc thù khác được nhà nước hỗ trợ kinh phí. Cũng giống như các thành viên khác trong hệ thống các tổ chức xã hội ở Việt Nam, các tổ chức này chưa được điều chỉnh bởi một bộ luật cụ thể, mà bởi các văn bản dưới luật, cụ thể là các nghị định, quyết định của Chính phủ, quyết định của ủy ban nhân dân các cấp, hay thông tư của các bộ (ví dụ như Thông tư 11 Quy định thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ- CP). Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất điều chỉnh nhóm trên cho đến thời điểm này là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội ban hành và có hiệu lực năm 2010, cùng với Nghị định 33 NĐ-CP sửa đổi một số điều trong Nghị định 45 ban hành năm 2012.

Một số hội đặc thù có vai trò chính trị được điều chỉnh theo luật, gồm có Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, được điều chỉnh bởi Luật hợp tác xã Việt Nam năm 2012, Hội Người cao tuổi (Luật người cao tuổi 2009), Hội Chữ thập đỏ (Luật hoạt động chữ thập đỏ năm 2008).

Một điều khoản quan trọng là Khoản 1 Điều 35 của Nghị định 45/2010/ NĐ-CP quy định hội đặc thù là “Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, các dịch vụ công; thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án”.

Ngoài ra, các tổ chức này hoạt động dựa trên điều lệ hoạt động được các cơ quan quản lý nhà nước (thường là Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Nội vụ) phê duyệt.

Tổng quan hệ thống các tổ chức quần chúng công

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 38 - 41)