Phỏng vấn KG11.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 114 - 115)

I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

4 Phỏng vấn KG11.

Thực tế hoạt động của các tổ chức quần chúng công

quỹ hoạt động lên tới 200 triệu đồng1. Trung bình một tổ chức đoàn thể có khoảng hơn 40 triệu đồng/năm ở cấp thị trấn. Một cán bộ đoàn thể cho rằng “mức kinh phí nếu nói đủ thì cũng chưa hẳn là đủ, thừa thì cũng chưa hẳn là thừa, tùy theo mình xài”2. Ở khu vực đô thị thì ngân sách cao hơn do có nhiều phong trào hoạt động hơn ở khu vực nông thôn.

Với các hội đặc thù, kinh phí cũng được cấp theo định biên. Ví dụ như VUSTA Kiên Giang được cấp khoảng gần 1 tỷ đồng mỗi năm3. Chủ tịch VUSTA Kiên Giang cho rằng con số này đủ để đảm bảo chi thường xuyên, nhưng không đủ để tổ chức các chương trình của hội4.

 Chi phí cơ hội và chi phí ẩn

Biên chế cho các tổ chức đoàn thể ở mỗi huyện là 5 người, bất kể diện tích và quy mô hành chính của địa phương5. Tính sơ bộ, ở cấp tỉnh có khoảng 130 người, cấp huyện khoảng 400 người, và cấp xã, phường khoảng gần 2.000 cán bộ được hưởng lương, phụ cấp của Nhà nước. Với số người làm việc cho các tổ chức đoàn thể ở cấp thôn, xóm, khối, con số này rơi vào khoảng 5.000 – 7.000 người. Tổng cục Thống kê (2012) cho biết số người làm việc cho các tổ chức quần chúng công tại Kiên Giang là 4.687 người. Cũng tương tự ở Bình Định, mức thu nhập theo quy định của cán bộ làm việc cho các cơ quan đoàn thể là thấp ở cấp cơ sở (xã, thôn). Chủ tịch MTTQ cấp xã là công chức, được hưởng khoảng 1,4 triệu đồng/tháng, và cấp phó là khoảng 600 nghìn đồng/ tháng6. Một cán bộ của MTTQ thị xã Hà Tiên cho biết thu nhập của anh là 31 triệu đồng/năm, không có phụ cấp đi lại, phải trợ giúp vợ bán bánh canh buổi sáng mới đủ tiền sinh hoạt7.

Một phần của tài liệu ƯỚC LƯỢNG CHI PHÍ KINH TẾ CHO CÁC TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG CÔNG Ở VIỆT NAM (Trang 114 - 115)