1.1. Giới thiệu bệnh nấm thủy my ở cua đồng 1.1.1. Tác nhân gây bệnh
Nấm thủy my có sợi phân nhánh.
Sợi nấm cấu tạo đa bào, nhưng giữa cuac tế bào không có vách ngăn nên sợi nấm giống như một tế bào khổng lồ.
Đường kính của sợi nấm 6-14 m, kích thước bào tử đựng 3-4 x 8-11m.
Hình 5.5.2: Một số hình ảnh của nấm thủy my 1.1.2. Dấu hiệu bệnh lý
a) Hoạt động của cua bệnh trong ao - Cua bị bệnh thường kém ăn, bỏ ăn; - Cua b chậm, b vào ria bờ ao; - Cua có thể bị chết rải rác.
b) Dấu hiệu bệnh ở mai, bụng, chân cua
- Khi trên mai, bụng, chân cua xuất hiện những vùng trắng xám, có các sợi nấm nhỏ mềm.
- Sau vài ngày sợi nấm phát triển, đan chéo thành từng búi trắng như bông, có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao nuớc tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày.
c) Dấu hiệu bên trong của cua
- Cua khi bệnh nấm thủy my, cuac cơ quan nội tạng cua bình thường, mang cua khô, và có thể có các sợi nấm trắng mọc ở trên.
1.1.3. Phân bố và lan truyền bệnh
- Bệnh nấm thủy my xảy ra ở nhiều loài động vật thủy sản nước ngọt trong đó có cua đồng.
- Bệnh xuất hiện nhiều ở các ao nuớc tù đọng, có nhiều mùn bã hữu cơ, nuôi mật độ dày.
- Ngoài cua thì các loài động vật thủy sản nước ngọt như tôm, ba ba, ... đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy my.
- Đối với cua đồng nấm thủy my gây bệnh cho các giai đoạn của cua: cua con, cua thịt và trứng cua.
- Bệnh nấm thủy my thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-250C, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam.
- Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù b n, hàm lượng chất hữu cơ cao.
1.2. Quan sát hoạt động bất thường của cua - Quan sát hoạt động bắt mồi (hoạt động ăn). - Quan sát hoạt động b vào ria bờ ao, ruộng. - Quan sát tình hình cua chết trong ao, ruộng. 1.3. Thu mẫu cua bệnh
1.3.1. Chu n bị dụng cụ - Lờ, túi lưới.
- Xô, chậu. - Sổ ghi chép.
1.3.2. Thu mẫu cua bệnh
- Thu cua nghi nhiễm bệnh, có các hoạt động biểu hiện bệnh.
- Thu cua có biểu hiện bất thường: b chậm chạp, nằm lâu trên mặt rìa bờ ao, cua kém ăn, cua có biểu hiện dị hình, mềm vỏ, cua c i, ...
- Nếu cua b vào ria bờ dùng tay bắt cua. - Dùng lờ để bắt cua.
- Dùng tay bắt con cua bệnh trong hang, nơi n nấp của cua, bắt những con cua b lên bờ hoặc ria bờ.
- Số lượng cua thu: + Cua nhỏ : thu 30 con.
+ Cua lớn (2- 4cm): thu 15 con. 1.4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý
1.41. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên mai, bụng, chân cua - Dựa theo các dấu hiệu bệnh lý quan sát bằng mắt thường.
- Quan sát, tìm hiện tượng trên mai, bụng, chân cua có cuac sợi nấm trắng.
1.4.2. Giải phẫu và quan sát dấu hiệu bệnh lý trong nội tạng - Dùng tay bóc mai cua rời khởi cơ thể cua.
- Quan sát mang cua, gan cua bằng mắt thường và bằng kính lúp. - Ghi lại màu sắc của mang cua, gan cua, máu cua.
1.5. Lấy mẫu bệnh ph m quan sát dưới kính hiển vi - Dùng dao hoặc kéo cắt sợi nấm đặt lên giữa lam kính. - Dùng dao hoặc kéo cắt sợi nấm đặt lên giữa lam kính. - Nhỏ 1 giọt dung dịch xanhmalachite 0,5% lên sợi nấm. - Đặt lamen lên mẫu nấm trên lam kính.
- Đưa lam kính đó lên kính hiển vi hoặc kính giải phẫu để quan sát sợt nấm.
1.6. Kết luận
- Tỷ lệ nhiễm nấm > 20% thì dùng thuốc.
- Trong 15 con cua kiểm tra có 3 con bị nhiễm nấm thì ao, ruộng nuôi cua đó cần được dùng thuốc để xử lý.
1.7. Ph ng và trị bệnh 1.7.1. Ph ng bệnh
- Thực hiện kỹ thuật t y dọn ao trước mỗi vụ nuôi: vét bớt bùn đáy, phơi nắng đáy ao, dùng vôi bột để sát trùng, diệt tạp và cải thiện độ pH.
- Về mùa đông cần quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng đầy đủ để cua chống rét và duy trì sức đề kháng. Ngoài ra cấn áp dụng cuac biện pháp để duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách: phủ bèo tây trên 2/3 mặt ao.
- Định kỳ phun xuống ao thuốc ph ng nấm cho cua: TCCA nồng độ thuốc đạt được sau khi phun xuống ao là 0,2 g/m3
. 1.7.2. Trị bệnh
Đối với cua bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy my: Methylen 2-3g/m3 , KMnO4 1 – 2 g/m3 và lặp lại 2 lần trong 1 tuần.