5. Kiểm tra các yếu tố môi trường
5.2. Kiểm tra yếu tố pH
5.2.1. Xác định pH bằng bộ thử nhanh a) Chu n bị các dụng cụ
- Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet) - Bộ thử nhanh pH, đèn pin, sổ ghi chép
- Máy bơm nước, máy quạt nước, vôi, hóa chất, men vi sinh. b) Thu và xử lý mẫu nước
- Lấy mẫu nước tầng mặt - Lấy mẫu nước tầng giữa - Lấy mẫu nước tầng đáy
Hình 5.2.2: Bộ thử nhanh độ pH - Thao tác sử dụng:
+ Bước 1: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ đầy 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
+ Bước 2: Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng. Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.
+ Bước 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu: đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu, đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.
+ Bước 4: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra.
Hình 5.2.3: Các bước sử dụng bộ Kít đo pH
Hình 5.2.4: Bảng so màu các chỉ số pH
Ngoài ra có thể xác định nhanh hàm lượng pH trong nước bằng hộp giấy so màu: Giấy được t m dung dịch chỉ thị màu thích hợp, sấy khô cho vào hộp sử dụng. Khi được thấm ướt giấy sẽ hiện màu. Tùy thuộc pH của nước, giấy sẽ hiện màu khác nhau. Sau đó đem so màu với bảng màu tiêu chu n kèm theo trên nắp hộp, ta sẽ biết được pH của nước.
Hình 5.2.5: Hộp giấy so màu pH và cách so màu 5.2.2. Xác định pH bằng máy đo pH
a) Chu n bị máy đo
Hình 5.2.6: Máy đo pH b) Đo và đọc kết quả
Ion H+ hoạt động (pH) được xác định trực tiếp bằng phép đo điện thế. Điện thế sinh ra tỷ lệ với nồng độ ion H+
bằng một điện thế kế và được thiết bị đặc biệt dịch sang trị số pH hiện trên màn ảnh của máy.
Hình 5.2.7: Thao tác dùng máy đo pH 5.3. Kiểm tra yếu tố NH3
5.3.1 Xác định NH3 bằng bộ thử nhanh a) Chu n bị các dụng cụ
- Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet) - Bộ thử nhanh NH3, đèn pin, sổ ghi chép
- Máy bơm nước, máy quạt nước, vôi, hóa chất, men vi sinh. b) Thu và xử lý mẫu nước
- Lấy mẫu nước tầng đáy
c) Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả
- Thao tác sử dụng (ví dụ ở bộ kiểm tra nhanh sera):
+ Bước 1: Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.
+ Bước 2: Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.
+ Bước 3: Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều.
+ Bước 4: Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.
+ Bước 5: Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3.
+ Bước 6: Sau 5 phút, đối chiếu màu của dung dịch với bảng màu.
Chú ý: Ở bảng so màu, a biểu thị mẫu nước ngọt, b biểu thị mẫu nước mặn
+ Đối chiếu giá trị NH4+
với giá trị pH để xác định hàm lượng NH3 có trong nước ao.
Hình 5.2.8: Bộ thử nhanh NH4+ Bảo quản:
Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.
Chú ý:
Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.
Bảng 5.2.1: Bảng xác định NH3 dựa vào giá trị NH4+ và pH trong ao Giá trị NH4+ sau khi so màu (mg/l) Giá trị pH 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 Giá trị NH3 thực tế (mg/l) 1,0 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36 1,5 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 5,0 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 10,0 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60 Chú thích: Mức độ an toàn Mức độ nguy hiểm Mức độ rất nguy hiểm 5.3.2 Xác định NH3 bằng máy đo NH3 a) Chu n bị máy đo
b) Đo và đọc kết quả
Sử dụng đầu cực của máy đo NH3 đo trực tiếp vào nước ao nuôi. Giữ yên trong 5-10 phút rồi đọc kết quả hiển thị trên mặt máy đo.
5.4. Kiểm tra yếu tố H2S a) Chu n bị các dụng cụ a) Chu n bị các dụng cụ
- Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet) - Bộ thử nhanh H2S, đèn pin, sổ ghi chép
- Máy bơm nước, máy quạt nước, vôi, hóa chất, men vi sinh. b) Thu và xử lý mẫu nước
- Lấy mẫu nước tầng đáy
c) Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả
Hình 5.2.10: Bộ xác định nhanh H2S *Thao tác sử dụng:
- Chu n bị nút xác định H2S:
+ Bước 1: Dùng panh lấy giấy thử H2S đặt vào nắp của nút lọ phản ứng. + Bước 2: Đậy chặt nắp lọ vào nút lọ phản ứng.
+ Bước 3: Dùng panh lấy một ít bông cho vào ống dẫn khí. - Quy trình xác định H2S:
+ Bước 1: Rửa sạch trong và ngoài lọ phản ứng bằng nước sinh hoạt trước và sau mỗi lần kiểm tra.
+ Bước 2: Cho mẫu nước cần kiểm tra hàm lượng H2S vào lọ phản ứng đến vạch mức 80 ml.
+ Bước 3: C n thận cho 3 thìa đầy thuốc thử 1 vào lọ phản ứng.
+ Bước 4: Cho nhanh 2 viên thuốc thử 2 vào lọ phản ứng, đậy chặt lọ bằng nút lọ phản ứng đã chu n bị ở phần trên.
+ Bước 5: Để yên 30 phút, mở nắp lọ ra, so sánh màu trên giấy thử với màu trên bảng chu n để tìm hàm lượng tổng S2-
trong mẫu.
Hàm lượng H2S tồn tại trong mẫu phụ thuộc vào pH và được tính theo bảng sau:
Hàm lượng H2S = Hàm lượng tổng số S2-
x Hệ số H2S
Bảng 5.2.2: Mối quan hệ giữa độ pH và hệ số H2S
STT pH Hệ số H2S 1 5,0 0,99 2 5,5 0,97 3 6,0 0,89 4 6,5 0,71 5 7,0 0,44 6 7,5 0,20 7 8,0 0,072 8 8,5 0,030 9 9,0 0,0049
Nếu hàm lượng tổng S2- trong mẫu > 0,2 mg/l thì lấy lượng mẫu ít hơn (20 hoặc 40 hoặc 60 ml), thêm nước sinh hoạt không chứa S2-
vào đến vạch 80 ml. Sau đó tiến hành thực nghiệm từ bước 3. Hàm lượng tổng S2-
trong mẫu bằng hàm lượng tổng S2-
so được trên bảng màu nhân với hệ số pha loãng. - Bảo quản: Đóng nắp lọ thuốc thử ngay sau khi sử dụng, cất giữ nơi thoáng mát và để xa tầm tay của trẻ em.
- Ghi chú:
+ Sau mỗi lần sử dụng tháo nút ra khỏi lọ phản ứng, dung panh lấy giấy thử H2S ra khỏi nắp lọ, lấy bông ra khỏi ống dẫn khí và cho vào túi đựng rác thải.
+ Lấy bông y tế lau khô thìa, nắp lọ và ống dẫn khí, rửa sạch lọ phản ứng.
6. Kết luận
- Tập hợp các giá trị các chỉ tiêu môi trường đo được trong ao, ruộng nuôi cua: nhiệt độ, pH, NH3, H2S
- Đối chiếu với các giá trị môi trường đo được với giới hạn cho phép của chúng với cua đồng nuôi
- Các giá trị ngoài khoảng chịu đựng của cua thì kết luận cua bị bệnh do nhân tố môi trường đó.
- Nhiệt độ: dưới 200C hoặc trên 330
C là ngưỡng nguy hiểm cho cua - pH: lớn hơn 8,5 hoặc nhỏ hơn 7 là nguy hiểm với cua
- NH3: giá trị NH3 lớn hơn 0,03 mg/l là nguy hiểm với cua nuôi
- H2S: giá trị H2S đo được lớn hơn 0,001 mg/l là nguy hiểm cho cua nuôi 7. Xử lý bệnh do yếu tố môi trường
7.1. Xử lý bệnh do nhiệt độ trong ao nuôi
- Lựa chọn mùa vụ thả cua thích hợp. Đối với cua đồng ở miền Bắc và miền Trung nên thả vào tháng 3, tháng 4 dương lịch, miền Nam do không có mùa đông, nhiệt độ quanh năm ấm áp nên có thể thả vào bất cứ thời gian nào trong năm.
- Đào ao có độ sâu đảm bảo cua có thể tránh được ảnh hưởng của sự biến đổi nhiệt độ ngoài không khí. Đối với cua đồng, ao cần độ sâu là 40 – 50 cm
- Vào thời điểm trú đông cần tạo cho ao có một mực nước nhất định, thả bèo, chả trên mặt ao để cua tránh tác dộng của nhiệt độ bên ngoài.
7.2. Xử lý bệnh do pH trong ao nuôi 7.2.1. Xử lý pH thấp 7.2.1. Xử lý pH thấp
pH thấp trong ao nuôi thường do acid bị rửa trôi sau các trận mưa, do tích luỹ nhiều chất hữu cơ hoặc do tảo tàn. Tuỳ theo nguyên nhân làm giảm pH ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
- Ao mới đào nên thường xuyên trao đổi nước, bón vôi (CaCO3 hay Dolomite) và bón phân.
- Khi pH thấp tuỳ theo điều kiện cụ thể có thể bón vôi, thay nước hay cấp nước mới.
- Khi pH thấp do tảo tàn:
+ Có thể thay nước rồi bón vôi nhằm đảm bảo độ pH và hệ đệm + Vớt bỏ bọt không tan
7.2.2. Xử lý pH cao
Tuỳ theo nguyên nhân làm tăng pH và theo tình hình thực tế ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
- Thay nước : thay nước sạch với 20% thể tích nước ao/ngày.
- Các ao nuôi tảo phát triển mạnh (nước có màu xanh đậm, độ trong thấp) vào những ngày nắng độ pH có thể tăng cao vào buổi trưa. Có thể làm giảm mật độ tảo bằng các cách:
+ Thay nước;
+ Cấp thêm nước mới;
+ Sử dụng các hoá chất diệt tảo.
- Khi pH tăng cao có thể dùng men vi sinh hoặc đường cát (2-5 kg/1000m3) rải xuống ao nhằm tăng cường hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi để phân huỷ mùn bã hữu cơ, sản sinh ra khí CO2, các axit hữu cơ làm giảm pH xuống.
- Có thể dùng phèn chua [Al2(SO4)3.14H2O] hoà tan ra nước và v y đều khắp mặt ao.
- Ngoài ra khi pH tăng cao, do việc sử dụng vôi không hợp lý, cần phải giảm sử dụng các loại vôi và đặc biệt là không sử dụng vôi tôi và vôi sống.
7.3. Xử lý bệnh do amoniac (NH3) và hydrosunfua (H2S) trong ao nuôi - Thay nước với nguồn nước có chất lượng tốt nhằm giảm mật độ của tảo và các chất thối rữa trong nước.
- Cải tạo ao tốt trước khi nuôi thả.
- Giảm thiểu chất thải ở đáy ao, không cho thức ăn quá dư thừa hoặc bón phân quá liều lượng, kiểm soát sự phát triển của tảo, duy trì ổn định độ trong.
- Ao nuôi cần thoáng khí, muốn vậy nên phát quang bờ bụi xung quanh ao, thu vớt cỏ rác rau bèo che phủ mặt ao.
- Sử dụng hóa chất tăng oxy
- Định kỳ bón vôi ổn định hệ đệm trong ao. - Kiểm soát sự phát triển của tảo.
- Bón phân vi sinh cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng NH3 trong ao. Duy trì sự phát triển của tảo, ao có tảo phát triển tốt sẽ làm cho hàm lượng NH3 thấp.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
1. Câu hỏi:
- Câu hỏi 1: Anh chị hãy cho biết pH ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của cua đồng, nói rõ sự ảnh hưởng đó?
- Câu hỏi 2: Anh chị hãy nêu các biện pháp xử lý pH (cao/thấp) trong ao nuôi cua đồng?
2. Bài thực hành:
2.1 Bài thực hành số 5.2.1: Xác định NH3 bằng bộ thử nhanh và biện pháp xử lý NH3 ao nuôi cao
- Mục tiêu:
+ Đo được NH3 trong ao nuôi cua đồng bằng bộ thử nhanh;
+ Xử lý được NH3 trong ao nuôi về giới hạn chịu đựng của cua đồng. - Nguồn lực
+ Ao cá: 01 ao; + Máy quạt nước; + Vở: 1 cuốn/ nhóm; + Bút viết: 1 chiếc/ nhóm; + Xô thu mẫu: 1 chiếc/ nhóm;
+ Bộ dung dịch kiểm tra hàm lượng NH3: 1 bộ/ nhóm; + Chế ph m sinh học: 01 gói/ nhóm.
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chu n bị dụng cụ: 01 Máy quạt nước, 05 đôi găng tay, 05 kh y trang, 05 quần áo bảo hộ, 01 quyền vở, 01 cái bút viết, 02 bộ dung dịch đo oxy, 01 kg chế ph m sinh học.
- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.
- Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chu n bị dụng cụ - 01 Máy quạt nước, 05 đôi găng tay, 05 kh y trang, 05 quần áo bảo hộ, 01 quyền vở, 01 cái bút viết, 02 bộ dung dịch đo oxy, 01 kg chế ph m sinh học.
- Các dụng cụ đảm bảo c n mới không bị hư hỏng
- Bộ dung dịch đo NH3 và men vi sinh 2 Thu mẫu nước - Lấy 01 lượng mẫu nước ở tầng đáy
- Đảm bảo lấy nước đầy vào ống thử nước và không để oxy không khí vào trong nước đo
3 Thực hiện thao tác đo oxy bằng bộ thử
4 Vận hành quạt nước - Dùng quạt có công suất phù hợp với ao nuôi
5 Dùng men vi sinh cải thiện nguồn nước
- Xác định được đúng lượng men vi sinh phun xuống ao
- Hàm lượng NH3 ở tầng đáy đạt < 0,03mg/l
C. Ghi nhớ:
- Nhiệt độ thích hợp cho cua đồng là 25 -300C.
- Độ pH phù hợp cho nuôi thuỷ sản từ 5,6 đến 8. pH thấp dưới 4, cao quá 11 hoặc thay đổi đột ngột có thể làm cho cua sốc và chết.
- Hàm lượng NH3 <0,03mg/l cua phát triển bình thường, an toàn. Nếu hàm lượng NH3 quá cao ĐVTS trúng độc và chết.
Bài 3: Chẩn đoán và xử lý bệnh do dinh dưỡng Mã bài: MĐ 05 - 03
Mục tiêu:
- Hiểu biết được ảnh hưởng của đạm (protein), mỡ (lipit), tinh bột (glucid), vitamin, khoáng chất đối với sinh trưởng, phát triển của cua;
- Thu được mẫu cua bệnh, ch n đoán được bệnh cua đồng do dinh dưỡng;
- Xử lý được bệnh do đạm (protein), mỡ (lipit), tinh bột (glucid), vitamin, khoáng chất trên cua đồng nuôi;
A. Nội dung:
1. Ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến cua đồng 1.1. Tiêu chu n dinh dưỡng của cua đồng 1.1. Tiêu chu n dinh dưỡng của cua đồng
- Thức ăn cho cua đồng là thức ăn tạp: chúng ăn thức ăn có nguồn gốc cả thực vật và động vật. Trong đó thức ăn có nguồn gốc động vật chúng ưa thích hơn.
- Cua đồng là loài ăn tạp thiên về động vật, trong tự nhiên cua ăn mùn bã hữu cơ, động vật nhỏ, côn trùng. Cua có khứu giác tốt nên có khả năng phát hiện mồi từ rất xa, đặc biệt khi mồi có mùi vị tanh. Khi đói chúng có thể ăn thịt cả đồng loại (cua đang lột xác).
- Trong môi trường nuôi cua ăn tấm cám, lúa, rong, giáp xác, côn trùng, ốc, cua xay nhỏ, hay ngay cả xác chết động vật.