- Thức ăn cho cua đồng là thức ăn tạp: chúng ăn thức ăn có nguồn gốc cả thực vật và động vật. Trong đó thức ăn có nguồn gốc động vật chúng ưa thích hơn.
- Cua đồng là loài ăn tạp thiên về động vật, trong tự nhiên cua ăn mùn bã hữu cơ, động vật nhỏ, côn trùng. Cua có khứu giác tốt nên có khả năng phát hiện mồi từ rất xa, đặc biệt khi mồi có mùi vị tanh. Khi đói chúng có thể ăn thịt cả đồng loại (cua đang lột xác).
- Trong môi trường nuôi cua ăn tấm cám, lúa, rong, giáp xác, côn trùng, ốc, cua xay nhỏ, hay ngay cả xác chết động vật.
- Thức ăn cho cua đồng cần có độ đạm và độ mỡ cao.
- Nhu cầu về hàm lượng dinh dưỡng cho cua đồng tương đối cao (loài ăn động vật), phải có đủ và cân đối hàm lượng các loại như đạm, đường, mỡ, vitamin, chất khoáng.
- Công thức chế biến thức ăn cho cua đồng được nhiều người áp dụng Bảng 5.3.1: Một số công thức chế biến thức ăn
Công thức 1
Cua tạp, cua vụn (tươi) 80% Cám gạo (ngô): 15% Bột sắn: 3% Premix khoáng 1% Vitamin tổng hợp 1% Công thức 2 Bột cua nhạt 60% Cám gạo 20% Bột ngô (bắp) 18% Premix khoáng 1% Vitamin tổng hợp 1%
Nguyên liệu chế biến thức ăn cho cua phải đảm bảo sạch, không bị mốc hoặc biến chất hay quá hạn sử dụng, cá tạp, cua vụn hoặc đầu tôm cua, phụ ph m l mổ không bị ươn thối. Tuyệt đối không sử dụng các hoá chất hoặc chất kháng sinh bị cấm sử dụng để trộn vào thức ăn chế biến.
Đối với các nguyên liệu dễ biến tính, bay hơi như vitamin, khoáng thì chỉ nên phối trộn sau khi đã chế biến xong thức ăn.
Theo công thức thức ăn, các loại nguyên liệu được nghiền nát, phối trộn đều và nấu chín. Thức ăn sau khi nấu chín, để nguội có thể ép viên hoặc vo thành nắm nhỏ rồi rải cho cua ăn.
1.2. Dấu hiệu cua bị bệnh do dinh dưỡng
- Hầu hết cua bị bệnh do dinh dưỡng đều có biểu hiện cua yếu, bò chậm chạp, cua bắt mồi kém, sinh trưởng chậm. Ngoài ra c n có một số biểu hiện cụ thể sau:
- Cua thiếu protein dẫn đến chậm lớn, c i cọc, phân đàn. - Thừa acid amin, vitamin ảnh hưởng đến tổ chức gan.
- Thiếu đường, tinh bột hoạt động của các cơ quan bị đình trệ: nội tạng bị tích luỹ mỡ gây rối loạn hoạt động của các cơ quan, mỡ đi vào gan làm sưng gan, gan biến thành màu nhạt, bề mặt gan sáng bóng.
- Thiếu các vitamin, khoáng chất dẫn đến cua mềm vỏ, khó lột, dễ bị các tác nhân gây bệnh như ký sinh trùng, vi khu n, nấm, vi rút tấn công.
Hình 5.3.1: Cua bị mềm vỏ, mỏng vỏ, bị tấn công vỡ mai 2. Quan sát hoạt động bất thường của cua
- Quan sát hoạt động cua bơi: bò chậm chạp, cua b vào ria bờ, bám trên các cây cỏ trên bờ.
- Quan sát hoạt động cua ăn: ăn ít, bắt mồi chập chạp.
- Theo dõi tốc độ sinh trưởng cua: định kỳ thu cua kiểm tra sinh trưởng cua, cua bệnh thường sinh trưởng chậm, phân đàn.
3. Thu mẫu cua
3.1. Chu n bị dụng cụ - Lờ bắt cua.
- Túi lưới . - Găng tay.
- Xô hoặc chậu to chứa cua: 01- 02 chiếc. - Quần áo lội nước.
3.2. Thu mẫu cua bệnh
- Thu cua có biểu hiện bất thường: bò chậm chạp, nằm lâu trên mặt rìa bờ ao, cua kém ăn, cua có biểu hiện dị hình, mềm vỏ, cua c i, ...
- Nếu cua b vào ria bờ dùng tay bắt cua - Dùng lờ để bắt cua.
- Số lượng cua thu:
+ Cua đồng giống: 15- 30 con. + Cua thương ph m: 10 – 15 con.
Hình 5.3.2: Giữ cua bằng túi lưới 4. Quan sát dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể cua
4.1. Quan sát màu sắc, hình dạng của cơ thể cua
- Đặt con cua trên khay hoặc cầm trên tay và quan sát hình dạng, màu sắc của cua.
- Màu sắc của cua thường bị sẫm màu. - Hình dạng cua có thể dị hình, méo mai; - Cua có biểu hiện mềm vỏ, cua c i. 4.2. Giải phẫu và quan sát nội tạng cua - Dùng tay bóc mai cua rời khỏi cơ thể cua
- Đặt mai cua và cua vừa bị bóc lên khay giải phẫu và quan sát mang, gan, máu cua
- Ghi lại dấu hiệu bệnh lý các cơ quan bên trong cua 5. Kiểm tra thức ăn và chế độ cho ăn
- Kiểm tra nhật ký cho ăn: thông qua nhật ký cho thấy việc cho ăn đã đảm bảo đủ số lượng, đảm bảo chất lượng cho cua ăn thường xuyên hay không thường xuyên.
- Kiểm tra sức tiêu thụ thức ăn của cua hàng ngày ghi lại các thông tin sau:
+ Cua ăn để thừa nhiều thức ăn
+ Cua bỏ ăn, ăn ít, cua bắt mồi chậm chạp, không ưu thích thức ăn + Cua ăn c n đói, thức ăn cho cua không đủ
+ Theo lý thuyết số lượng thức ăn cua đồng ăn bằng 5% khối lượng cơ thể; trong ao có 100kg cua nuôi , ta cho ăn 5 kg thức ăn.
- Kiểm tra thức ăn của cua;
+ Kiểm tra chất lượng thức ăn của cua: thức ăn đã đúng với nhu c u của cua chưa, thức ăn có phải thức ăn ưa thích của cua không
+ Kiểm tra chất lượng thức ăn: thức ăn có nguồn gốc từ động vật có bị ươn, thiu không; thức ăn nguồn gốc từ ngũ cốc như bột ngô, xác đầu xanh có bị mốc không; thức ăn có nguồn gốc là thực vật thủy sinh có bị héo thối hay đúng loại thức ăn của cua chưa,...
+ Kiểm tra hàm lượng vitamin và khoáng chất bổ sung vào thức ăn của cua.
- Kiểm tra cách cho cua ăn:
+ Nên cho cua ăn ở vị trí nhất định: đối với cua giống nên cho ăn trong sàng, quan sát sàng ăn có bị thủng, rách không, thức ăn trong sàng có thừa nhiều không; đối với cua lớn: cho ăn ở các địa điểm nhất định.
+ Cho cua ăn đúng giờ, đối với cua đồng nên cho ăn ngày 2 – 3 lần: sáng chiều hoặc sáng – chiều – tối.
+ Kiểm tra cách luyện thức ăn cho cua khi cua chuyển các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng.
- Kiểm tra vị trí cho ăn: định kỳ làm vệ sinh hoặc khử trùng vị trí cho ăn. 6. Kết luận
- Tập hợp các số liệu dấu hiệu bệnh lý của cua, các số liệu trong kiểm tra thức ăn và chế độ thức ăn.
- Đối chiếu với nhu cầu thức ăn của cua đồng.
- Đưa ra kết luận cua bị bệnh dinh dưỡng, khâu kỹ thuật cho ăn nào ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của cua đồng.
7. Xử lý bệnh do dinh dưỡng của cua 7.1. Xử lý bệnh do thiếu đạm 7.1. Xử lý bệnh do thiếu đạm
- Nhu cầu đạm trong thức ăn của cua đồng rất cao do vậy nếu thiếu đạm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cua đồng.
- Xử lý thiếu đạm trong kh u phần ăn của cua đồng bằng cách tăng thức ăn có hàm lượng đạm cao, thức ăn này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cua đồng.
- Thông thường thức ăn có hàm lượng đạm cao thường có nguồn gốc từ động vật như cua tạp, tôm, tép, côn trùng, các phủ ph m từ l mổ như nội tạng của gà, vịt, lợn,...
7.2. Xử lý bệnh do mỡ
- Cũng như đạm, mỡ là nguồn thức ăn rất cần thiết cho cua đồng. Vì là loài ăn tạp nhưng thiên về thức ăn có nguồn gốc là động vật hơn nên nhu cầu mỡ của cua đồng cũng rất lớn.
- Xử lý thiếu mỡ trong kh u phần ăn của cua đồng bằng cách tăng thức ăn có nguồn gốc từ động vật lên.
7.3. Xử lý bệnh do tinh bột
- Tinh bột có vai tr chính cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ thể. Cua lấy tinh bột từ thức ăn có nguồn gốc thực vật như bột ngô, cám gạo, tấm gạo, khoai mì,...
- Xử lý bệnh dinh dưỡng do tinh bột gây ra ta cân đối lại hàm lượng tinh bột trong kh u phần ăn của cua.
- Nếu kh u phần ăn của cua cần thêm tinh bột thì chúng ta tăng lượng thức ăn như bột ngô, cám gạo, khoai mì,..
- Nếu kh u phần ăn của cua có quá nhiều tinh bột thì chúng ta giảm lượng bột ngô, cám gạo hoặc khoai mì.
- Việc tăng giảm nên tham khảo thành phần thức ăn trong công thức chế biến thức ăn thường dùng được viết ở mục 1.1.
7.4. Xử lý bệnh do vitamin
- Trong các nguyên liệu chế biến thức ăn cho cua đồng như bột ngô, cám gạo, xác đầu nành,.. đều chứa một hàm lượng nhất định vitamin cần thiết cho sự phát triển của cua đồng. Tuy nhiên để đảm bảo cua tăng trưởng tốt, có sức đề kháng cao chống lại dịch bệnh cần bổ sung vitamin cho cua đặc biệt là vitamin C.
- Vitamin C bổ sung hàng tuần hoặc hàng tháng, liều dùng 1g vitamin C/1kg thức ăn, cho liên tục trong 5- 7 ngày.
- Các loại thức ăn như bột ngô, tấm gạo, cám gạo ngoài chứa nhiều tinh bột c n chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cua như vitamin A, B1, B2.
7.5. Xử lý bệnh do khoáng chất
Bổ sung khoáng chất vào thành phần thức ăn của cua có thể từ nhiều nguồn khác nhau:
- Bổ sung các sản ph m khoáng chất có bán ngoài thị trường. - Thức ăn có nhiều khoáng chất như bột cua, tôm, tép,...
B. Câu hỏi và bài tập thực hành:
1. Câu hỏi:
- Câu hỏi 1: Nêu ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến đời sống của cua đồng
- Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp xử lý bệnh do dinh dưỡng ở cua đồng 2. Bài tập thực hành:
2.1 Bài thực hành số 5.3.1: Thực hiện bước kiểm tra thức ăn của cua đồng.
- Mục tiêu:
+ Hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến đời sống, sức khỏe của cua đồng.
+ Xác định được chất lượng thức ăn đảm bảo ph ng bệnh và nâng cao sức đề kháng cho cua nuôi
- Nguồn lực:
+ Vở: 1 cuốn/ nhóm; + Bút viết: 1 chiếc/ nhóm;
+ Các loại thức ăn của cua: cám công nghiệp, ngô, bột mì, bột cua,... + Sàng cho cua ăn: 01 chiếc/ nhóm;
- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:
+ Chu n bị dụng cụ: 01 nhật ký, thức ăn của cua (01 bao cám công nghiệp 50kg; thức ăn tự chế biến: 01 kg bột ngô, 01 kg cám gạo, 01 kg khoai mì, 01 kg tấm gạo, 01 kg bã đậu nành, 01 kg bột cá), 01 sàng cho cua ăn.
+ Kiểm tra nhật ký nuôi cua đồng;
+ Kiểm tra chất lượng thức ăn của cua đồng;
+ Kiểm tra khả năng tiêu thụ thức ăn của cua đồng trong ao; + Đánh giá được chất lượng thức ăn và việc cho cua đồng ăn. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ
- Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành:
STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm
1 Chu n bị dụng cụ - 01 nhật ký nuôi cua đồng, thức ăn của cua đồng (01 bao cám công nghiệp 50kg; thức ăn tự chế biến: 01 kg bột ngô, 01 kg cám gạo, 01 kg khoai mì, 01 kg tấm gạo, 01 kg bã đậu nành, 01 kg bột cá), 01 sàng cho cua ăn
- Nhật ký và thức ăn là của một cơ sở đang nuôi cua đồng
2 Kiểm tra nhật ký nuôi
cá rô đồng - 01 Nhật ký nuôi cua đồng - Nhật ký thể hiện loại thức ăn cho cua đồng ăn, số lượng thức ăn cho cua đồng ăn
3 Kiểm tra chất lượng thức ăn của cua
- 01 bao cám cua công nghiệp
- 01 kg bột ngô, 01 kg cám gạo, 01 kg khoai mì, 01 kg tấm gạo, 01 kg bã đậu nành, 01 kg bột cua
- Kết quả đánh giá được chất lượng các loại thức ăn cho cua ăn hàng ngày của cơ sở nuôi có đạt chất lượng về an toàn thực ph m và phù hợp với nhu cầu của cua rô đồng
4 Kiểm tra khả năng tiêu thụ thức ăn của cua trong ao
- 01 tập hợp số liệu về khả năng tiêu thụ thức ăn của cua trong ao nuôi
- Số liệu thể hiện được số lượng thức ăn cho cua ăn hàng ngày đủ hay thừa hay thiếu phục.
5 Đánh giá được chất lượng thức ăn và việc cho cua ăn
- 01 báo cáo tập hợp các số liệu chất lượng thức ăn và số lượng thức ăn của cua đồng
- Báo cáo đánh giá được chất lượng thức ăn và số lượng thức ăn hàng ngày cho cua đồng đã đảm bảo phù hợp với cua chưa, đưa ra giải pháp cho những sai sót trong quá trình lựa chọn thức ăn và cho cua ăn, đảm bảo cho cua cho sức khỏe tốt.
C. Ghi nhớ:
Cua đồng là loài ăn tạp nhưng thiên về thức ăn có nguồn gốc động vật nên kh u phần ăn của chúng cần nhiều đạm và mỡ.
Khi cho cua ăn đảm bảo nguyên tắc 4 định.
Khi lựa chọn thức ăn của cua đảm bảo thức ăn có chất lượng tốt: thức ăn tươi có nguồn gốc từ động vật không bị ươn thối; thức ăn tự chế biến có nguồn gốc từ ngũ cốc không bị m mốc,…
Nên nấu chín thức ăn cho cua trước khi cho cua ăn.
Kiểm tra thường xuyên sau khi cua ăn xong, đảm bảo cung cấp vừa đủ thức ăn, tránh thiếu hay dư thừa thức ăn.
Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng Mã bài: MĐ 05 - 04
Mục tiêu:
- Trình bày được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp ch n đoán, ph ng và trị một số bệnh ký sinh trùng trên cua đồng;
- Thu được mẫu cua bệnh, ch n đoán bệnh ký sinh trùng trên cua đồng; - Thực hiện được cuac biện pháp ph ng và trị một số bệnh ký sinh trùng trên cua đồng;
- Tuân thủ đúng nguyên tắc ch n đoán bệnh, sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.
A. Nội dung:
1. Ch n đoán và trị bệnh giun tr n ở cua đồng 1.1. Giới thiệu bệnh giun tr n ở cua 1.1. Giới thiệu bệnh giun tr n ở cua
1.1.1. Tác nhân gây bệnh
- Ký sinh trùng được tìm thấy trong cua đồng gồm có ấu trùng giun tr n, giun tr n ở giai đoạn bào nang, giun tr n trưởng thành
- Ấu trùng giun tr n có kích thước: chiều dài là 25,5 – 38 mm, chiều ngang là 0,5 – 0,83 mm.
- Ấu trùng giun tr n được kết bào nang: bào nang của giun tr n có kích thước là 0,83/0,61mm. Ấu trùng giun tr n ở giai đoạn này khi ta tác động làm bào nang rách thì chúng chui ra ngoài khi đó chúng có kích thước là dài 7,2 mm, chiều ngang thân là 0,15mm.
Hình 5.4.2: Bào nang của giun tr n
- Giun tr n trưởng thành tìm thấy trong cua đồng cơ thể nhỏ, dài, kích thước thay đổi rất lớn theo loài. Thông thướng kích thước con đực ngắn hơn con cái.
- Có loài giun tròn con đực dài khoảng 2,35 - 3,30 mm, con cái 10- 42 mm; có loài con đực dài 6 mm, con cái dài 55 - 125 mm hoặc con đực dài 3,5- 4,1 mm. Con cái dài 100-135 mm.
- Con cái có màu hồng hay màu đỏ máu. Trên cơ thể có phân bố nhiều nhú trong suốt, lớn nhỏ không đồng đều. Phía đầu có 4 mấu lồi kích thước