Xử lý bệnh do dinh dưỡng của cua

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng và trị một số bệnh của cua đồng (Trang 52 - 56)

7.1. Xử lý bệnh do thiếu đạm

- Nhu cầu đạm trong thức ăn của cua đồng rất cao do vậy nếu thiếu đạm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cua đồng.

- Xử lý thiếu đạm trong kh u phần ăn của cua đồng bằng cách tăng thức ăn có hàm lượng đạm cao, thức ăn này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cua đồng.

- Thông thường thức ăn có hàm lượng đạm cao thường có nguồn gốc từ động vật như cua tạp, tôm, tép, côn trùng, các phủ ph m từ l mổ như nội tạng của gà, vịt, lợn,...

7.2. Xử lý bệnh do mỡ

- Cũng như đạm, mỡ là nguồn thức ăn rất cần thiết cho cua đồng. Vì là loài ăn tạp nhưng thiên về thức ăn có nguồn gốc là động vật hơn nên nhu cầu mỡ của cua đồng cũng rất lớn.

- Xử lý thiếu mỡ trong kh u phần ăn của cua đồng bằng cách tăng thức ăn có nguồn gốc từ động vật lên.

7.3. Xử lý bệnh do tinh bột

- Tinh bột có vai tr chính cung cấp năng lượng cho hoạt động cơ thể. Cua lấy tinh bột từ thức ăn có nguồn gốc thực vật như bột ngô, cám gạo, tấm gạo, khoai mì,...

- Xử lý bệnh dinh dưỡng do tinh bột gây ra ta cân đối lại hàm lượng tinh bột trong kh u phần ăn của cua.

- Nếu kh u phần ăn của cua cần thêm tinh bột thì chúng ta tăng lượng thức ăn như bột ngô, cám gạo, khoai mì,..

- Nếu kh u phần ăn của cua có quá nhiều tinh bột thì chúng ta giảm lượng bột ngô, cám gạo hoặc khoai mì.

- Việc tăng giảm nên tham khảo thành phần thức ăn trong công thức chế biến thức ăn thường dùng được viết ở mục 1.1.

7.4. Xử lý bệnh do vitamin

- Trong các nguyên liệu chế biến thức ăn cho cua đồng như bột ngô, cám gạo, xác đầu nành,.. đều chứa một hàm lượng nhất định vitamin cần thiết cho sự phát triển của cua đồng. Tuy nhiên để đảm bảo cua tăng trưởng tốt, có sức đề kháng cao chống lại dịch bệnh cần bổ sung vitamin cho cua đặc biệt là vitamin C.

- Vitamin C bổ sung hàng tuần hoặc hàng tháng, liều dùng 1g vitamin C/1kg thức ăn, cho liên tục trong 5- 7 ngày.

- Các loại thức ăn như bột ngô, tấm gạo, cám gạo ngoài chứa nhiều tinh bột c n chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cua như vitamin A, B1, B2.

7.5. Xử lý bệnh do khoáng chất

Bổ sung khoáng chất vào thành phần thức ăn của cua có thể từ nhiều nguồn khác nhau:

- Bổ sung các sản ph m khoáng chất có bán ngoài thị trường. - Thức ăn có nhiều khoáng chất như bột cua, tôm, tép,...

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

1. Câu hỏi:

- Câu hỏi 1: Nêu ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến đời sống của cua đồng

- Câu hỏi 2: Nêu các biện pháp xử lý bệnh do dinh dưỡng ở cua đồng 2. Bài tập thực hành:

2.1 Bài thực hành số 5.3.1: Thực hiện bước kiểm tra thức ăn của cua đồng.

- Mục tiêu:

+ Hiểu được ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng đến đời sống, sức khỏe của cua đồng.

+ Xác định được chất lượng thức ăn đảm bảo ph ng bệnh và nâng cao sức đề kháng cho cua nuôi

- Nguồn lực:

+ Vở: 1 cuốn/ nhóm; + Bút viết: 1 chiếc/ nhóm;

+ Các loại thức ăn của cua: cám công nghiệp, ngô, bột mì, bột cua,... + Sàng cho cua ăn: 01 chiếc/ nhóm;

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

+ Chu n bị dụng cụ: 01 nhật ký, thức ăn của cua (01 bao cám công nghiệp 50kg; thức ăn tự chế biến: 01 kg bột ngô, 01 kg cám gạo, 01 kg khoai mì, 01 kg tấm gạo, 01 kg bã đậu nành, 01 kg bột cá), 01 sàng cho cua ăn.

+ Kiểm tra nhật ký nuôi cua đồng;

+ Kiểm tra chất lượng thức ăn của cua đồng;

+ Kiểm tra khả năng tiêu thụ thức ăn của cua đồng trong ao; + Đánh giá được chất lượng thức ăn và việc cho cua đồng ăn. - Thời gian hoàn thành: 2 giờ

- Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chu n bị dụng cụ - 01 nhật ký nuôi cua đồng, thức ăn của cua đồng (01 bao cám công nghiệp 50kg; thức ăn tự chế biến: 01 kg bột ngô, 01 kg cám gạo, 01 kg khoai mì, 01 kg tấm gạo, 01 kg bã đậu nành, 01 kg bột cá), 01 sàng cho cua ăn

- Nhật ký và thức ăn là của một cơ sở đang nuôi cua đồng

2 Kiểm tra nhật ký nuôi

cá rô đồng - 01 Nhật ký nuôi cua đồng - Nhật ký thể hiện loại thức ăn cho cua đồng ăn, số lượng thức ăn cho cua đồng ăn

3 Kiểm tra chất lượng thức ăn của cua

- 01 bao cám cua công nghiệp

- 01 kg bột ngô, 01 kg cám gạo, 01 kg khoai mì, 01 kg tấm gạo, 01 kg bã đậu nành, 01 kg bột cua

- Kết quả đánh giá được chất lượng các loại thức ăn cho cua ăn hàng ngày của cơ sở nuôi có đạt chất lượng về an toàn thực ph m và phù hợp với nhu cầu của cua rô đồng

4 Kiểm tra khả năng tiêu thụ thức ăn của cua trong ao

- 01 tập hợp số liệu về khả năng tiêu thụ thức ăn của cua trong ao nuôi

- Số liệu thể hiện được số lượng thức ăn cho cua ăn hàng ngày đủ hay thừa hay thiếu phục.

5 Đánh giá được chất lượng thức ăn và việc cho cua ăn

- 01 báo cáo tập hợp các số liệu chất lượng thức ăn và số lượng thức ăn của cua đồng

- Báo cáo đánh giá được chất lượng thức ăn và số lượng thức ăn hàng ngày cho cua đồng đã đảm bảo phù hợp với cua chưa, đưa ra giải pháp cho những sai sót trong quá trình lựa chọn thức ăn và cho cua ăn, đảm bảo cho cua cho sức khỏe tốt.

C. Ghi nhớ:

Cua đồng là loài ăn tạp nhưng thiên về thức ăn có nguồn gốc động vật nên kh u phần ăn của chúng cần nhiều đạm và mỡ.

Khi cho cua ăn đảm bảo nguyên tắc 4 định.

Khi lựa chọn thức ăn của cua đảm bảo thức ăn có chất lượng tốt: thức ăn tươi có nguồn gốc từ động vật không bị ươn thối; thức ăn tự chế biến có nguồn gốc từ ngũ cốc không bị m mốc,…

Nên nấu chín thức ăn cho cua trước khi cho cua ăn.

Kiểm tra thường xuyên sau khi cua ăn xong, đảm bảo cung cấp vừa đủ thức ăn, tránh thiếu hay dư thừa thức ăn.

Bài 4: Chẩn đoán và trị bệnh do ký sinh trùng Mã bài: MĐ 05 - 04

Mục tiêu:

- Trình bày được dấu hiệu bệnh lý, phương pháp ch n đoán, ph ng và trị một số bệnh ký sinh trùng trên cua đồng;

- Thu được mẫu cua bệnh, ch n đoán bệnh ký sinh trùng trên cua đồng; - Thực hiện được cuac biện pháp ph ng và trị một số bệnh ký sinh trùng trên cua đồng;

- Tuân thủ đúng nguyên tắc ch n đoán bệnh, sử dụng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.

A. Nội dung:

1. Ch n đoán và trị bệnh giun tr n ở cua đồng 1.1. Giới thiệu bệnh giun tr n ở cua

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng và trị một số bệnh của cua đồng (Trang 52 - 56)