Giữ ổn định yếu tố môi trường ao nuôi cua

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng và trị một số bệnh của cua đồng (Trang 29 - 32)

4. Biện pháp ph ng bệnh tổng hợp

4.7. Giữ ổn định yếu tố môi trường ao nuôi cua

- Theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường ao nuôi: màu nước, nhiệt độ , pH, các khí amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S),..

- Cần có biện pháp xử lý ngay sau khi phát hiện có những biến đổi bất thường về các yếu tố môi trường: thay nước, dùng hóa chất hoặc chế ph m vi sinh để xử lý nước ao.

- Cần dọn sạch cỏ tạp, tiêu trừ địch hại và vật chủ trung gian, vớt bỏ xác sinh vật và cua chết.

- Theo dõi thường xuyên nơi cho cua ăn, vớt bỏ thức ăn thừa tránh tích tụ chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

- Định kỳ bón vôi bột khử trùng nước ao nuôi 2kg vôi/100 m3 nước, tháng 2 lần.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

1. Câu hỏi:

- Câu hỏi 1: Kể tên các nhân tố gây bệnh cho cua đồng?

2. Bài thực hành:

2.1 Bài thực hành số 5.1.1: Luyện tập việc cho cua ăn thức ăn trộn vitamin C để ph ng bệnh cho cua đồng

- Mục tiêu:

+ Củng cố được biện pháp nâng cao sức đề kháng cho cua + Thực hiện đúng kỹ thuật trộn thuốc vào thức ăn cho cua - Nguồn lực:

+ Ao cua.

+ Vitamin C: 100 g/ nhóm + Cám cua: 3 kg/ nhóm + Cân 1kg: 01 chiếc/ nhóm + Xô (chậu): 01 chiếc/ nhóm + Gáo (ca): 01 chiếc/ nhóm + Găng tay: 5 đôi/ nhóm + Kh u trang: 2 chiếc/ nhóm

- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập

+ Chu n bị dụng cụ, mẫu vật: 01 chậu 10- 20 lít, 01 cân 10 -30 kg, 05 găng tay, 05 kh u trang, 02 quần áo bảo hộ, 3 kg cám cua, 100g vitamin C

+ Trộn vitamin C vào thức ăn cho cua + Cho cua ăn thức ăn trộn Vitamin C - Thời gian hoàn thành: 2 giờ

- Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chu n bị dụng cụ - 01 chậu 10- 20 lít, 01 cân 10 -30 kg, 05 găng tay, 05 kh u trang, 02 quần áo bảo hộ, 5 kg cám cua, 100g vitamin C.

- Các dụng cụ đảm bảo c n mới không bị hỏng.

- Cám cho cua ăn c n hạn sử dụng, hàm lượng protein 18- 25%.

- Vitamin C: dạng bột, dùng cho nuôi trồng thủy sản, có độ bám dính với thức ăn.

2 Trộn vitamin C vào thức ăn cho cua

- Lượng vitamin C trộn vào thức ăn đảm bảo đúng liều lượng: 3g vitamin C/ 1 kg thức ăn.

- Vitamin C trộn đều vào thức ăn, bám dính vào thức ăn.

3 Cho cua ăn thức ăn trộn Vitamin C

- Cho cua ăn đúng vị trí cho ăn.

- Cua ăn hết toàn bộ lượng thức ăn nhóm cho ăn.

3. Kiểm tra:

- Nội dung kiểm tra: Trộn thuốc vào thức ăn cho cua. - Thời gian kiểm tra: 2 giờ.

- Phương pháp tổ chức kiểm tra: tổ chức người học thao tác kỹ năng chu n bị dụng cụ và trộn thuốc vào thức ăn cho cua.

+ Kiểm tra cá nhân (hoặc nhóm).

+ Kiểm tra kỹ năng thực hiện chu n bị dụng cụ và trộn thuốc vào thức ăn cho cua .

+ Đánh giá theo sản ph m đạt được của người học.

- Sản ph m đạt được: Thức ăn của cua trộn đều với thuốc ph ng và trị bệnh cho cua. Thuốc trộn đều và bám dính tốt vào thức ăn, lượng thuốc trộn vào thức ăn đúng tỷ lệ trộn với khối lượng thức ăn, ví dụ 10 kg thức ăn trộn 30 g vitamin C (3g vitamin C/kg thức ăn).

C. Ghi nhớ:

Công tác ph ng bệnh cho động vật thủy sản cần phải sử dụng các biện pháp tổng hợp như sau:

- Cải tạo vệ sinh môi trường ao nuôi cua.

- Hạn chế sự xâm nhập và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh cho cua (mầm bệnh).

Bài 2: Chẩn đoán và xử lý bệnh do môi trường Mã bài: MĐ 05-02

Mục tiêu:

- Hiểu biết được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, oxy, pH, NH3, H2S…) đối với cua đồng;

- Thu được mẫu cua bệnh, ch n đoán được bệnh cua đồng do môi trường;

- C n thận, tỷ mỉ, tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng và trị một số bệnh của cua đồng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)