Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến cua đồng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng và trị một số bệnh của cua đồng (Trang 32 - 34)

1.1. Giới hạn chỉ tiêu các yếu tố môi trường thích hợp đối với cua 1.1.1 Yếu tố nhiệt độ 1.1.1 Yếu tố nhiệt độ

- Cua đồng là loài động vật biến nhiệt nên điều kiện nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng.

- Nhiệt độ ưa thích là 25- 300C, giới hạn chịu đựng về nhiệt độ của cua là 20 – 330C

1.1.2 Yếu tố pH

Để đặc trưng cho các mức độ diễn biến khác nhau của tính a-xit và tính kiềm của môi trường nước người ta dùng đại lượng "giá trị pH".

Giá trị pH của các dung dịch nước biến thiên trong phạm vi từ 1 đến 14 độ kèm theo các thuộc tính như sau :

Giá trị pH phù hợp cho nuôi cho cua đồng là 7- 8,5, giới hạn chịu đựng đượ của cua với pH là 5,6 – 8,5.

pH thấp dưới 4 hoặc cao quá 11 có thể làm cho cua chết. Thay đổi pH đột ngột cũng làm cho cua bị sốc, nếu thay đổi pH quá giới hạn thích nghi của loài thì cua chết.

1.1.3 Yếu tố Ammoniac (NH3)

Ammoniac - NH3 được tạo thành trong nước do các chất thải của nhà máy hoá chất và sự phân giải các chất hữu cơ trong nước

Sự tồn tại NH3 và NH4+ trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ, độ pH và độ mặn của nước, NH3 rất độc đối cua đồng.

Nước có độ pH càng cao thì khả năng gây độc của NH3 càng mạnh. Nồng độ NH3 giới hạn an toàn trong ao nuôi là dưới 0,03mg/l.

1.1.4 Yếu tố Hydrosulfua (H2S)

Hydrosulfua – H2S có trong các thuỷ vực nuôi cua do có quá nhiều các chất hữu cơ từ có nguồn nước thải các nhà máy công nghiệp, khu chăn nuôi, nước thải sinh hoạt các khu đông dân cư, do sự tích tụ mùn bã hữu cơ trong quá trình nuôi.

H2S gây bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cua. H2S từ 0,001 mg/lít trở lên làm cho nhiều loài tôm, cua chết.

1.2. Dấu hiệu bệnh của cua do các yếu tố môi trường

Cua đồng cũng như các loài cua khác khi bị các bệnh do yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, oxy, ammoniac, hydrosulfua đều có một số biểu hiện như sau:

- Hoạt động sống:

+ Cua b lên bờ, leo lên các cây thủy sinh. + Cua b chậm chạp

+ Cua bỏ ăn hoặc ăn ít

+ Các yếu tố môi trường ở mức quá giới hạn chịu đựng của cua kéo dài dẫn đến cua chết hàng loạt.

- Dấu hiệu bệnh lý trên cơ thể cua: + Cơ thể cua chuyển sang màu tối xẫm + Cua do sốc nhiệt độ: phiến mang chương + Cua do yếu tố pH: tiết nhiều nhớt trên mang

+ Cua ngộ độc do NH3, H2S: mang bị nhợt nhạt, cơ thể đổi sang màu hồng, miệng cua có nhiều bọt bong bóng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng và trị một số bệnh của cua đồng (Trang 32 - 34)