5. Kiểm tra các yếu tố môi trường
5.4. Kiểm tra yếu tố H2S
- Chậu, xô, dụng cụ lấy mẫu nước (patomet) - Bộ thử nhanh H2S, đèn pin, sổ ghi chép
- Máy bơm nước, máy quạt nước, vôi, hóa chất, men vi sinh. b) Thu và xử lý mẫu nước
- Lấy mẫu nước tầng đáy
c) Sử dụng bộ thử nhanh và đọc kết quả
Hình 5.2.10: Bộ xác định nhanh H2S *Thao tác sử dụng:
- Chu n bị nút xác định H2S:
+ Bước 1: Dùng panh lấy giấy thử H2S đặt vào nắp của nút lọ phản ứng. + Bước 2: Đậy chặt nắp lọ vào nút lọ phản ứng.
+ Bước 3: Dùng panh lấy một ít bông cho vào ống dẫn khí. - Quy trình xác định H2S:
+ Bước 1: Rửa sạch trong và ngoài lọ phản ứng bằng nước sinh hoạt trước và sau mỗi lần kiểm tra.
+ Bước 2: Cho mẫu nước cần kiểm tra hàm lượng H2S vào lọ phản ứng đến vạch mức 80 ml.
+ Bước 3: C n thận cho 3 thìa đầy thuốc thử 1 vào lọ phản ứng.
+ Bước 4: Cho nhanh 2 viên thuốc thử 2 vào lọ phản ứng, đậy chặt lọ bằng nút lọ phản ứng đã chu n bị ở phần trên.
+ Bước 5: Để yên 30 phút, mở nắp lọ ra, so sánh màu trên giấy thử với màu trên bảng chu n để tìm hàm lượng tổng S2-
trong mẫu.
Hàm lượng H2S tồn tại trong mẫu phụ thuộc vào pH và được tính theo bảng sau:
Hàm lượng H2S = Hàm lượng tổng số S2-
x Hệ số H2S
Bảng 5.2.2: Mối quan hệ giữa độ pH và hệ số H2S
STT pH Hệ số H2S 1 5,0 0,99 2 5,5 0,97 3 6,0 0,89 4 6,5 0,71 5 7,0 0,44 6 7,5 0,20 7 8,0 0,072 8 8,5 0,030 9 9,0 0,0049
Nếu hàm lượng tổng S2- trong mẫu > 0,2 mg/l thì lấy lượng mẫu ít hơn (20 hoặc 40 hoặc 60 ml), thêm nước sinh hoạt không chứa S2-
vào đến vạch 80 ml. Sau đó tiến hành thực nghiệm từ bước 3. Hàm lượng tổng S2-
trong mẫu bằng hàm lượng tổng S2-
so được trên bảng màu nhân với hệ số pha loãng. - Bảo quản: Đóng nắp lọ thuốc thử ngay sau khi sử dụng, cất giữ nơi thoáng mát và để xa tầm tay của trẻ em.
- Ghi chú:
+ Sau mỗi lần sử dụng tháo nút ra khỏi lọ phản ứng, dung panh lấy giấy thử H2S ra khỏi nắp lọ, lấy bông ra khỏi ống dẫn khí và cho vào túi đựng rác thải.
+ Lấy bông y tế lau khô thìa, nắp lọ và ống dẫn khí, rửa sạch lọ phản ứng.