.Kiểm tra chọn mẫu doanh thu bán xe máy trong tháng 7 và tháng 9 về các vấn đề được đề cập trên báo cáo ở trên.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý luận về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính vào kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 62 - 67)

- Kế toán trưởng dựa trên số lượng hàng bán thực tế được trình bày trên báo cáo vận chuyển để ghi nhận doanh số bán thực tế vào sổ Cái Sự khác nhau giữa hai báo cáo sẽ được kiểm tra và

4 .Kiểm tra chọn mẫu doanh thu bán xe máy trong tháng 7 và tháng 9 về các vấn đề được đề cập trên báo cáo ở trên.

trên báo cáo ở trên.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

Giá trị doanh thu (VND’000) và số lượng (chiếc)

Trên BC số tiền nhận được Trên BC hàng bán Khác nhau

Giá trị SL Giá trị SL Giá trị SL

Tháng 7 – 07

Xe máy 1,004,294,336 64,147 1,004,294,336 64,147 - - Tháng 9 - 07

Xe máy 1,401,121,169 78,322 1,401,121,169 78,322 - -

Giá trị doanh thu (VND’000) Trên BC tiền thu

được Trên sổ Cái Khác nhau Tháng 7 – 07 Xe máy 1,004,294,336 1,004,294,336 - Tháng 9 - 07 Xe máy 1,401,121,169 1,401,121,169 -

5 .Số dư của tài khoản “Khách hàng ứng trước” trên BC khớp với số trên sổ Cái.

Kết luận

Qua quá trình kiểm tra, KTV nhận thấy thủ tục đối chiếu được thực hiện liên tục trong kỳ kế toán và cập nhật khá chính xác đầy đủ các sự kiện, các điều chỉnh liên quan đến mục tiêu tính đầy đủ, có thật và chính xác của doanh thu.

Cập nhật khi kiểm toán cuối niên độ:

Kiểm soát vẫn hoạt động có hiệu quả trong suốt kỳ kế toán

Sau khi khi đã thực hiện các thử nghiệm kiểm soát kiểm tra tính hữu hiệu của các kiểm soát nội bộ cho chu trình bán hàng – thu tiền của Khách hàng, KTV đã đánh giá về rủi ro tồn tại các sai phạm trọng yếu trong chu trình này như sau:

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

Bảng 2.5: Bảng đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong chu trình bán hàng – thu tiền tại Khách hàng A

Cơ sở để đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu RoSM

Rủi ro tiềm tàng

Trung bình

Với hệ thống hiện tại, không thể kiểm soát được tính đúng kỳ của doanh thu từ xuất khẩu.

Rủi ro kiểm soát

Tất cả các thủ tục kiểm soát của công ty đều được thiết kế và thực hiện trong thực tế một cách có hiệu quả. Tuy nhiên,trong thực tế chưa có một thủ tục kiểm soát nào để kiểm soát tính đúng kỳ của doanh thu từ xuất khẩu. Vì vậy, cuộc kiểm toán sẽ thực hiện mở rộng thử nghiệm kiểm tra tính đúng kì đối với doanh thu xuất khẩu.

Do đó rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu được đánh giá ở mức thấp.

Thấp

Đối với khoản phải thu, do phần lớn doanh thu của Khách hàng A là từ bán xe máy (chiếm tới trên 90%) và người mua phải trả hết tiền trước khi nhận hàng nên rủi ro xảy ra với khoản phải thu khách hàng của công ty là rất thấp, trong năm Khách hàng không phải lập một khoản dự phòng về thu khó đòi nào. Trong năm cũng không có các nghiệp vụ phát sinh các khoản làm giảm trừ doanh thu.

Thứ hai: Qui trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền được thực hiện tại Khách hàng B.

Khách hàng B hoạt động trong lĩnh vực sản xuất cặp đựng hồ sơ dày, cặp đựng hồ sơ mỏng và nhãn dán. Công ty được sự tài trợ của công ty mẹ ở Nhật Bản, Công ty sẽ nhập từ công ty mẹ các nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất, đồng thời lại xuất sang cho công ty mẹ các thành phẩm. Phần lớn sản phẩm được xuất sang công ty mẹ, năm vừa rồi mới bắt đầu có một số hợp đồng với các khách hàng trong nước nên

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

rủi ro tiềm tàng đối với hoạt động kinh doanh của Khách hàng B được đánh giá là thấp. Khách hàng B cũng là khách hàng trong năm kiểm toán trước của Công ty. Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của Khách hàng B, KTV trình bày hiểu biết về khách hàng, các điểm có khả năng xảy ra rủi ro cùng với thủ tục kiểm soát để chống rủi ro xảy ra trên GTLV như sau:

Bảng 2.6: Tìm hiểu về hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền tại Khách hàng B

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

Đánh giá rủi ro kiểm soát – Chu trình bán hàng -thu tiền SE

Khách hàng Kỳ kế toán

Doanh nghiệp B 31/12/2007

Người thực hiện Ngày thực hiện Số tham chiếu

LMS 19-Nov-07

.1 Miêu tả các hoạt động kế toán và kiểm soát

Các hoạt động kiểm soát đối với

• Đánh giá ban đầu và sự phê chuẩn

• Xử lí và phản ánh số liệu

• Việc chuẩn bị các báo cáo về các thông tin

• Đây là năm sản xuất trọn vẹn đầu tiên của công ty. Doanh thu chính của công ty vẫn là từ bán sản phẩm cho công ty mẹ chiếm tới gần 99% tổng doanh thu. Vào thời điểm cuối năm, công ty bắt đầu bán hàng cho một số khách hàng địa phương.

• Doanh thu có được từ xuất khẩu bao gồm 3 loại sản phẩm chính: cặp đựng hồ sơ dày, cặp đựng hồ sơ mỏng và Nhãn dán. Mỗi sản phẩm này được thiết kế với nhiều màu sắc và kích cỡ khác nhau.

• Công ty sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm dựa trên các đơn đặt hàng trước đó do công ty mẹ gửi đến. Mẫu các đơn đặt hàng cùng với kế hoạch sản xuất (được lập 6 tháng một lần) gửi tới công ty tại Việt Nam bằng thư điện tử trước 3 tháng. Dựa trên bản kế hoạch sản xuất và mức độ hoạt động hiện tại (công suất, nguyên vật liệu, thời gian sản xuất) công ty con tại Việt Nam và công ty mẹ sẽ phối hợp để thống nhất một Bản Kế hoạch cuối cùng chi tiết về số lượng hàng hóa sẽ sản xuất và xuất khẩu trong 6 tháng tiếp theo.

• Hợp đồng bán hàng được Phòng Xuất – Nhập khẩu lập dựa trên Bản Kế hoạch sản xuất cuối cùng. Bản hợp đồng này được ký kết bởi cả hai bên sau đó được chuyển tới bộ phận sản xuất để làm phiếu xuất kho hàng hóa. Phiếu xuất kho được phê chuẩn bởi thủ kho, kế toán trưởng và giám đốc tại thời điểm hàng được đưa ra khỏi kho.

• Khoảng một tháng 4 lần (trung bình 1 tuần 1 lần) trưởng phòng kế toán sẽ nhập các nghiệp vụ bán hàng vào hệ thống .

• Hệ thống này có khả năng cập nhật và lưu trữ chi tiết từng hóa đơn – tuy vậy trước khi cập nhật hệ thống vào máy tính, trưởng phòng kế toán xem xét lại tất cả các hóa đơn để

lxiv

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

Qua quá trình tìm hiểu về thủ tục kiểm soát được thực hiện với chu trình bán hàng – thu tiền, KTV nhận thấy các hợp đồng bán hàng của Khách hàng B kí với công ty mẹ đều được có kế hoạch trước, được sự xem xét và phê duyệt của các bên nên rủi ro xảy ra với các khoản mục trong chu trình này là không cao. Các khoản doanh thu phần lớn là thực hiện với công ty mẹ lại dựa trên đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất từ trước nên không có nhân tố nào tạo áp lực với Khách hàng trong việc khai khống hay khai thiếu doanh thu. Để ghi nhận doanh thu thì kế toán cần có bộ chứng từ đầy đủ gồm hợp đồng, hóa đơn, danh sách hàng được đóng gói, phiếu xuất kho, tờ khai của hải quan, vận đơn. Tất cả đều có chữ kí, được phê chuẩn và đóng dấu.

Để kiểm tra việc đầy đầy đủ trong thực hiện các thủ tục đã đặt ra thì kiểm toán viên đã chọn mẫu một nghiệp vụ bán hàng và thực hiện thử nghiệm từ đầu đến cuối. Bộ chứng từ thu thập được qua quá trình kiểm tra gồm: Hợp đồng bán hàng được kí bởi Tổng Giám đốc của Khách hàng B và Tổng Giám đốc của công ty mẹ; Tờ khai của Hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu cũng có chữ kí của Tổng Giám đốc và có dấu hải quan xác nhận đã làm xong thủ tục; Phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu liệt kê danh mục, mã hàng hóa, xuất xứ, số lượng, đơn vị tính, giá, … ; Hóa đơn vận chuyển và Hóa đơn bán hàng. Kết quả kiểm tra cho thấy, các chứng từ cần thiết đều có đầy đủ và khớp số với nhau.

Để kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đặt ra thì KTV đã thực hiện thử nghiệm kiểm soát với 7 điểm kiểm soát được quan tâm:

Bảng 2.7: Các điểm kiểm soát chính trong hệ thống KSNB của Khách hàng B Các thủ tục kiểm tra KPMG đã lựa chọn 30 mẫu hóa đơn từ sổ chi tiết doanh thu và kiểm

tra dựa trên 7 điểm kiểm soát:

Một phần của tài liệu Vận dụng lý luận về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính vào kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w