- Khớp giá bán đơn vị với hệ thống quản lý giá được quản lý bở
2.2.3. Tổng kết qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty KPMG Việt Nam thực hiện
hàng – thu tiền do Công ty KPMG Việt Nam thực hiện
Với nội dung phân tích của qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro được trình bày như ở trên cùng với sự phân tích cụ thể các thủ tục được thực hiện thực tế tại hai khách hàng, khái quát qui trình đánh giá về trọng yếu, rủi ro cho thấy, về cơ bản, bất kì khách thể kiểm toán thuộc loại hình qui mô nào, các bước kiểm toán cơ bản đều được thực hiện một cách nhất quán theo mô hình Phương pháp kiểm toán KPMG. Tuy nhiên, dựa trên từng đặc điểm riêng biệt của mỗi khách thể kiểm toán, KTV sẽ xây dựng một chương trình kiểm toán phù hợp dựa trên những thông tin thu thập được cùng với sự hiểu biết, khả năng xét đoán nghề nghiệp của KTV để đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện theo phương thức tốt nhất trong mối quan hệ giữa kết quả hoàn thành và yếu tố chi phí. Cụ thể, quá trình đánh giá rủi ro và trọng yếu được trình bày tóm tắt như sau:
Thứ nhất là, trong việc thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán của Chu trình bán hàng – thu tiền:
Qui trình chung của việc đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện hoàn toàn thống nhất và không có sự khác biệt giữa các khách thể kiểm toán với các qui mô khác nhau. Bước công việc đầu tiên bao giờ cũng là đánh giá rủi ro tiềm tàng của chu trình, trong đó rủi ro trực tiếp liên quan đến khoản mục doanh thu và phải thu của chu trình. Sau đó, KTV tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng được thiết kế đối với chu trình này. Tuy nhiên, khi khách hàng kiểm toán là thường niên thì KTV chỉ cần
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
cập nhật sự thay đổi của các thủ tục trong năm kiểm toán hiện hành, bởi phần lớn các thủ tục đã được trình bày trên GTLV của năm trước. Với thử nghiệm kiểm soát được thực hiện thì thử nghiệm từ đầu đến cuối bao giờ cũng được thực hiện với các doanh nghiệp, với các thử nghiệm khác, KTV tùy thuộc vào thiết kế của hệ thống KSNB của khách hàng, căn cứ vào các điểm kiểm soát chính để thực hiện các thử nghiệm kiểm tra cần thiết. Với từng khách hàng cụ thể, các thử nghiệm kiểm soát cụ thể được thiết kế khác nhau. Trên cơ sở rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vừa đánh giá, KTV sẽ tổng hợp lại và đưa ra đánh giá chung về rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu.
Thứ hai là, trong qui trình đánh giá trọng yếu:
Qui trình đánh giá trọng yếu trực tiếp liên quan đến nội dung của chương trình kiểm toán. Việc xác định mức trọng yếu không được thực hiện cho từng khoản mục trên BCTC mà áp dụng cho toàn bộ BCTC nói chung, đối với mỗi khoản mục cụ thể thì Công ty qui định KTV sẽ đánh giá và đưa ra điều chỉnh nếu thấy hợp lý. Qui trình này được bắt đầu bằng việc xác định mức trọng yếu kế hoạch cho cuộc kiểm toán do giám đốc kiểm toán xác định và kết thúc bởi việc đánh giá lại cơ sở sử dụng để xác định mức trọng yếu kế hoạch trong giai đoạn kiểm toán cuối niên độ nhằm điều chỉnh lại mức trọng yếu cho phù hợp nếu cơ sở đã lựa chọn có bất kì sự khác biệt đáng kể nào ảnh hưởng đến mức trọng yếu. Đối với trọng yếu cho từng khoản mục trong đó có khoản mục doanh thu và phải thu thì KTV sẽ dựa vào qui mô, kinh nghiệm nghề nghiệp để đánh giá xem có cần phải xác định một mức trọng yếu thấp hơn hay không. Tuy nhiên, khách thể kiểm toán thường được đánh giá ngay trong giai đoạn xem xét chấp nhận thư mời kiểm toán và trong giai đoạn lập kế hoạch tương đối kỹ nên mức trọng yếu sẽ không có thay đổi nhiều, chỉ khi KTV thực hiện suy rộng cho cơ sở để xác định mức trọng yếu lập kế hoạch nhưng đến cuối năm kết quả lại chênh lệnh nhiều thì cơ sở này sẽ được điều chỉnh lại. Nhìn chung, việc phân bổ trọng yếu cho khoản mục doanh thu nói riêng hay cho các khoản mục khác trên BCTC nói chung chưa được chú trọng, với mức trọng yếu đã xác định thì các KTV sẽ áp dụng chung cho toàn bộ BCTC.
Đối với quá trình đánh giá và áp dụng mức trọng yếu thì qui mô của khách thể kiểm toán có một ảnh hưởng đáng kể. Khi khách hàng có qui mô lớn thì việc xem xét
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
của KTV thận trọng hơn trong mọi vấn đề, qui mô các thủ tục kiểm toán được thực hiện cũng rộng hơn. Tuy vậy, hệ thống KSNB của khách hàng cũng có tác động rất lớn đến đánh giá về trọng yếu, khi hệ thống KSNB của khách hàng hoạt động tốt thì rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu sẽ giảm xuống mức thấp, khi đó việc áp dụng mức trọng yếu đã thiết lập sẽ đơn giản hơn rất nhiều, dù qui mô của doanh nghiệp là nhỏ hay lớn thì KTV cũng sẽ không quá quan tâm đến những sự sai khác không đáng kể. Ngược lại, khi hệ thống KSNB của khách hàng không tốt thì trưởng nhóm kiểm toán luôn yêu cầu các thành viên trong đội tìm hiểu kỹ nguyên nhân các sai phạm.
Qua phân tích có thể thấy, việc đánh giá trọng yếu và rủi ro trong qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là hai bước công việc đan xen không tách rời trong suốt quá trình kiểm toán từ lúc lập kế hoạch cho đến lúc hoàn thành kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Để đánh giá ngưỡng sai phạm trọng yếu và sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh, KTV tìm hiểu về bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ thống KSNB được thiết kế cho chu trình, đánh giá rủi ro kiểm soát và đưa ra nhận định về rủi ro tồn tại sai phạm trọng yếu trong chu trình. Mức rủi ro này là một nhân tố quan trọng quyết định có điều chỉnh ngưỡng sai phạm trọng yếu thấp hơn không. Với ngưỡng sai phạm trọng yếu đã xác định, đến lượt mình, lại trở thành nhân tố quyết định nội dung, phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thực hiện trong thử nghiệm cơ bản để đưa rủi ro kiểm toán xuống mức có thể chấp nhận được. Nói theo nghĩa rộng, qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro cũng chính là thực hiện toàn bộ cuộc kiểm toán bởi mục đích kiểm toán tài chính, theo CMKTVN số 200 đưa ra là: nhận xét về BCTC được kiểm toán có lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ hiện hành hoặc được chấp nhận không, có tính tuân thủ pháp luật và có phản ánh trung thực, hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Muốn đưa ra ý kiến đó KTV cần nắm bắt được chuẩn mực, qui định của chế độ hiện hành, xác định thế nào sai phạm trọng yếu, từ đó mới có thể so sánh với sai phạm đã phát hiện ra. Qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro giải quyết vấn đề này.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán