Kiến nghị đối với Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận dụng lý luận về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính vào kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 118 - 119)

- Khớp giá bán đơn vị với hệ thống quản lý giá được quản lý bở

3.3.2.Kiến nghị đối với Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.3.2.Kiến nghị đối với Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam (VAA) là thành viên của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt nam, thành viên thứ 7 của Liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA). Hiện nay, Hội Kế toán Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 76 của IFAC. Hội đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển nghề nghiệp trong khu vực và nâng cao vị thế AFA trong khu vực cũng như trong nghề nghiệp kế toán thế giới. Hội đã liên tiếp đưa ra các sáng kiến nghề nghiệp, trong đó có sáng kiến về hợp tác đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp, thống nhất chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ hành nghề và thừa nhận chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán. Hội và các tổ chức thành viên đang tích cực triển khai công việc quản lý hành nghề kế toán và kiểm toán do Bộ tài chính chuyển giao.

Tuy nhiên, kết quả hoạt động của Hội vẫn còn hạn chế, chưa xứng với tiềm năng của Hội cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của công cuộc đổi mới, hội nhập. Đóng vai trò là diễn đàn, sân chơi chung, nơi qui tụ của những người hành nghề kế toán, kiểm toán, nơi mà mọi người có thể gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán cần phát huy hơn nữa vai trò của mình cho sự nghiệp phát triển của kiểm toán.

Trong thời gian tới Hội cần đổi mới mạnh hơn, nhiều hơn cả về tổ chức, phương

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

thức họat động và nội dụng hoạt động để làm trọn chức năng là nơi tập hợp và kiểm soát nghề nghiệp. Hiệp hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam phải trở thành hạt nhân liên kết, hợp tác các công ty kiểm toán để nhân sức mạnh của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam.

Kiến nghị với các tổ chức nghề nghiệp nên tích cực tổ chức các diễn đàn, hội nghị trao đổi kinh nghiệm để những người hành nghề kiểm toán có điều kiện học hỏi lẫn nhau, tham khảo các phương pháp, phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trong từng phương pháp. Từ đó bản thân các KTV và công ty kiểm toán rút ra kinh nghiệm cho bản thân, nâng cao trình độ trong hoạt động nghề nghiệp, đồng thời thống nhất để đưa ra qui trình kiểm toán tiến bộ, tối ưu. Chủ động tổ chức các kỳ sinh hoạt nghiệp vụ để cung cấp tài liệu, thông tin và phổ biến, giới thiệu các chế độ, chính sách mới về quản lý kinh tế, tài chính, những nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực mới về kế toán, kiểm toán cho Hội viên và những người làm nghề kế toán, kiểm toán chưa phải là Hội viên.

Trung Tâm Tư vấn và Nghiên cứu khoa học Kế toán của Trung ương Hội và các tổ chức Hội cơ sở cần tích cực chủ động hơn nữa trong việc mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày cho các đối tượng khác nhau. Đặc biệt với việc phân bổ trọng yếu trong qui trình đánh giá trọng yếu, đây là bước công việc tương đối phức tạp tốn nhiều thời gian, trên thực tế hầu như chưa có công ty kiểm toán nào thực hiện được triệt để vấn đề này. Chính vì vậy, Hội cần tạo điều kiện để các thành viên trao đổi phương pháp, đề xuất phương hướng để qui trình này được thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý luận về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính vào kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 118 - 119)