Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Vận dụng lý luận về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính vào kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 116 - 118)

- Khớp giá bán đơn vị với hệ thống quản lý giá được quản lý bở

3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng

CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng

Mặc dù các cuộc kiểm toán được tiến hành theo những qui trình chung của mạng lưới KPMG toàn cầu, tuy nhiên hoạt động trong môi trường kinh tế, pháp lý tại Việt Nam, để thực hiện được các giải pháp hoàn thiện hoạt động của Công ty cần phải có sự kết hợp các biện pháp từ phía Công ty và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Với Công ty đó là các giải pháp của riêng mình xây dựng khung hướng dẫn để trợ

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

giúp cho KTV thực hành kiểm toán. Còn với phía các cơ quan chức năng, đó là sự hỗ trợ tạo ra khung pháp lý rõ ràng.

Phát biểu trước Đại hội Kế toán các nước ASEAN lần thứ 14 (9-10/12/2005), Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng lúc đó khẳng định, Nhà nước Việt Nam đã luôn đề cao và xác định kế toán, kiểm toán là công cụ quan trọng để phản ánh, quản lý, kiểm soát và đo lường hiệu quả của sự phát triển kinh tế; đóng vai trò quan trọng tạo lập môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh, minh bạch. Những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế luôn là mục tiêu phấn đấu và hướng tới của Việt Nam.

Nhà nước đã ban hành được các văn bản pháp luật làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán nói chung và cho kiểm toán độc lập như: Nghị định số 07/CP ngày 29/1/19944 của Chính phủ ban hành Qui chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, Thông tư 22/TC/CĐKT ngày 19/3/1994 hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 07, Nghị định 105/2004/NĐ-CP ban hành ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập thay thế cho Nghị định 07. Theo Nghị định 105, điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán cũng phải chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo cho các công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm cao hơn đối với các kết qủa kiểm toán. Nghị định 105 cũng quy định doanh nghiệp kiểm toán phải bồi thường thiệt hại cho đơn vị được kiểm toán hoặc bên thứ 3 nếu kết qủa kiểm toán sai do lỗi của doanh nghiệp kiểm toán. Qui định này đã đưa ra yêu cầu với các công ty kiểm toán phải kiểm soát chất lượng tốt hơn.

Tuy nhiên, những đặc điểm về kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những điều kiện liên quan đến khía cạnh pháp lí vẫn chưa thực sự tạo được môi trường thuận lợi cho ngành kiểm toán phát triển. Môi trường pháp lý đối với kiểm toán độc lập chưa thực sự hoàn thiện. Theo thông tin từ Kiểm toán Nhà nước, một đề tài cấp nhà nước về định hướng, giải pháp về xây dựng khung pháp lý cho kiểm toán độc lập đang được xây dựng, dự kiến có thể được áp dụng vào năm 2010.

Môi trường pháp lý cần tạo ra thống nhất và rõ ràng cho cả hoạt động của khách thể kiểm toán và chủ thể kiểm toán. Khi thực hành kiểm toán tại các doanh nghiệp, do các qui định đặt ra chưa thống nhất và các qui định mới thường xuyên được ban hành nên kế toán tại các khách thể kiểm toán nhiều khi rất phức tạp, kiểm toán viên phải nắm

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

bắt được hết các qui định tại từng thời điểm mới xác định được việc hạch toán là đúng hay sai. Do vậy, Chính phủ cũng như Bộ Tài Chính Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện Luật kế toán, ban hành các văn bản pháp lý về quản lý để đảm bảo hoạt động thành lập công ty kiểm toán, quản lý các công ty kiểm toán, hoạt động kiểm toán được quy định rõ ràng, đầy đủ. Có như vậy KTV mới hiểu rõ về bản chất của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ đó đưa ra đánh giá đúng về trọng yếu, rủi ro đối với nghiệp vụ. Ngoài ra, Bộ Tài chính cần sớm xây dựng cơ chế giám sát chất lượng dịch vụ của KTV và công ty kế toán, kiểm toán.

Tóm lại, để thực hiện được các giải pháp hoàn thiện qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền, Nhà nước cần có sự hỗ trợ đắc lực của các Bộ liên quan nhanh chóng cho ra đời các các văn bản tạo ra khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm toán, bổ sung sửa đổi qui chế quản lý hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức cá nhân hành nghề kiểm toán.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý luận về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính vào kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 116 - 118)