Nhận xét về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

Một phần của tài liệu Vận dụng lý luận về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính vào kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 97 - 104)

- Khớp giá bán đơn vị với hệ thống quản lý giá được quản lý bở

2.2.4. Nhận xét về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

Là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực kiểm toán, KPMG đã xây dựng được một Phương pháp kiểm toán KPMG (KAM) hiệu quả với sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ khác như Phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (MUS), Vector, Phương pháp chọn mẫu KPMG. Trên cơ sở đó, qui trình đánh giá trọng yếu và rủi ro cũng được thực hiện khá hoàn thiện và hiệu quả trong hoạt động với rất nhiều ưu điểm. Trước hết phải kể tới văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và nuôi dưỡng tại KPMG đã đóng góp không nhỏ cho sự thành công của Công ty. Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tất cả các hoạt động của Công ty, ảnh hưởng đến thái độ, phong cách làm việc của từng nhân viên. KPMG xây dựng văn hóa của mình dựa trên khả năng lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm và tính độc lập. Đường lối lãnh đạo của Công ty chính là viên đá đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng văn hóa KPMG. Các nhà lãnh đạo của Công ty luôn thực hiện theo phương châm của KPMG để tạo ra giá trị cho Công ty và đảm bảo mang đến cho khách hàng dịch vụ với đúng chất lượng đã cam kết. Chính bởi phong cách, văn hóa KPMG đã thấm vào từng thành viên của Công ty nên đã tạo ra hiệu quả không nhỏ trong quá trình làm việc của các nhân viên, đối với chu trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền thì phong cách của Công ty được thể hiện ở những ưu điểm sau:

Thứ nhất là, tính độc lập của KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán luôn được đề cao và tuân thủ.

Đối với KTV thì tính độc lập luôn là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu, quan trọng nhất để có thể hành nghề kiểm toán. Đã là kiểm toán viên, nếu không độc lập thì mọi kết quả kiểm toán có được đều là vô nghĩa, nhiều khi chính vì không tuân theo chuẩn mực đạo đức hành nghề đó mà kiểm toán viên đã gây ra hậu quả cho người sử dụng BCTC được kiểm toán. Đối với mọi thành viên trong Công ty thì tính độc lập luôn được mọi người coi trọng hàng đầu và tuân thủ nghiêm túc, ngay từ khi vào Công ty điều này đã được đào tạo kỹ lưỡng, giữa KTV và khách hàng không được phép có bất cứ một mối quan hệ nào về lợi ích kinh tế. Chính vì vậy mà khi

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

KTV đánh giá về hệ thống KSNB của khách hàng, các rủi ro có thể xảy ra, tính liêm chính của ban giám đốc… một cách độc lập và chính xác. Điều này trợ giúp rất nhiều cho quá trình thiết kế các thủ tục kiểm toán thực hiện sau đó. Nếu KTV không độc lập với khách hàng, bỏ qua một yếu điểm trong kiểm soát hay sự không minh bạch của ban giám đốc thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán, KTV sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn.

Thứ hai là, qui trình này được xây dựng một cách khoa học với sự phân công công việc rõ ràng và chịu sự giám sát chặt chẽ.

Với bề dày lịch sử phát triển trong việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trên thị trường quốc tế và cũng là một trong những công ty đi tiên phong trong làng kiểm toán Việt Nam, KPMG luôn tự hào với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, không ngừng trau dồi học hỏi, chính vì vậy mà qui trình kiểm toán được Công ty xây dựng khá chặt chẽ, đặc biệt là bước công việc khởi đầu cho cuộc kiểm toán: đánh giá trọng yếu, rủi ro cũng được lên kế hoạch và thực hiện khá tốt, việc áp dụng trọng yếu luôn được các kiểm toán viên theo sát trong cuộc kiểm toán nhất là với kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền, một chu trình quan trọng trong cuộc kiểm toán đối với bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận nào.

Để thực hiện kiểm toán, Công ty không chỉ có phương pháp kiểm toán được xây dựng kỹ lưỡng, cẩn thận cho qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro mà trong thực tế kiểm toán, việc đánh giá luôn được thực hiện bởi những kiểm toán viên cao cấp, giàu kinh nghiệm. Việc đánh giá luôn được xem xét trong suốt quá trình kiểm toán để đảm bảo sự phán xét của KTV về tính trọng yếu, rủi ro được đưa ra là chính xác, đảm bảo độ tin cậy cao. Kinh nghiệm lâu năm cùng với kiến thức sâu rộng đã tạo nên danh tiếng của Công ty trong làng kiểm toán, không phải ngẫu nhiên mà Công ty TNHH KPMG đã trở thành một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới.

Là một thành viên của hãng kiểm toán KPMG quốc tế, việc thực hiện qui trình kiểm toán nói chung và việc thực hiện qui trình kiểm toán được áp dụng một cách nhất quán theo mô hình kiểm toán chung của mạng lưới KPMG toàn cầu. Mô hình này được xây dựng bởi các chuyên gia hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm của KPMG trên toàn cầu. Theo đó, việc đánh giá trọng yếu được thực hiện dựa trên các

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

bước cơ bản nhằm xác định các thông số thích hợp giúp KTV có thể tiến hành cuộc kiểm toán. Đồng thời, việc xác định cơ sở cho việc xác định trọng yếu được KPMG qui định và có sự hướng dẫn thực hiện rất rõ. Quá trình đánh giá rủi ro, tương tự, cũng được Phương pháp kiểm toán KPMG miêu tả với những hướng dẫn cụ thể.

Mặc dù qui trình được xây dựng cho toàn bộ hệ thống và áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán nhưng KTV đã vận dụng rất linh hoạt trong thực tế kiểm toán. Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của khách hàng mà mức trọng yếu, rủi ro được áp dụng rất linh hoạt trong việc xây dựng chương trình kiểm toán và trong quá trình thực hiện các thử nghiệm cơ bản, đảm bảo vẫn đạt được mục tiêu kiểm toán đặt ra lại có thể tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí. Quá trình thực hiện của các thành viên trong đội kiểm toán luôn chịu sự giám sát của trưởng nhóm và sau đó lại được giám đốc kiểm toán xem xét lại.

Thứ ba là, qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro xảy ra sai phạm trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền luôn được thực hiện bởi những KTV có nhiều kinh nghiệm.

Người thực hiện xác định mức trọng yếu lập kế hoạch, ngưỡng sai phạm trọng yếu và ngưỡng sai phạm kiểm toán cần điều chỉnh bao giờ cũng là trưởng nhóm kiểm toán với sự hướng dẫn và đánh giá lại của giám đốc kiểm toán. KTV phụ trách kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền thường là các KTV giàu kinh nghiệm. Sự kết nối giữa các thành viên trong đội kiểm toán tương đối cao, luôn có sự thảo luận trước khi làm để tránh công việc bị trùng lắp. Việc phân công trách nhiệm giữa các cá nhân trong việc thực hiện qui trình được thực hiện rõ ràng và phù hợp với khả năng chuyên môn của từng KTV. Dựa trên cơ sở đánh giá ban đầu, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch chung cho toàn bộ cuộc kiểm toán; dựa trên kế hoạch chung này, các trợ lí kiểm toán phụ trách từng phần hành sẽ lập chương trình kiểm toán cụ thể cho phần hành cụ thể mà mình phụ trách.

Thứ tư là, qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro được trình bày trên các giấy tờ làm việc tương đối thống nhất theo hướng dẫn của Phương pháp kiểm toán KPMG.

Đối với KPMG, toàn bộ công việc liên quan đến cuộc kiểm toán phải được thực hiện trên giấy tờ làm việc. Đối với quá trình đánh giá trọng yếu, các giấy tờ làm

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

việc của KTV được áp dụng thống nhất hoàn toàn theo một mẫu KAM đưa ra. Việc trình bày theo một mẫu chuẩn sẽ giúp cho các KTV theo dõi, kiểm tra rất dễ dàng. Đối với qui trình đánh giá rủi ro, giấy tờ cơ bản trình bày hiểu biết của KTV về hệ thống KSNB của khách hàng, các rủi ro xảy ra và các điểm kiểm soát chính cũng được áp dụng tương đối chuẩn. Riêng với các thủ tục kiểm soát khác thì KTV sẽ tùy thuộc vào thiết kế kiểm soát của từng khách hàng để thiết kế giấy tờ làm việc cho hợp lý, tuy như vậy nhưng trước khi thực hiện, KTV phụ trách kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền luôn được yêu cầu với GTLV của mình phải có đầy đủ các thông tin cần thiết gì. Việc trình bày theo các GTLV giúp KTV theo dõi và đánh giá được nội dung những công việc thực hiện; đồng thời, đây cũng là cơ sở để các KTV cấp cao hơn xem xét kiểm tra. Với việc thực hiện qui trình dựa trên GTLV như vậy, các thông tin được lưu trữ và kiểm tra giám sát ở mức độ cao.

Thứ năm là, qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro được áp dụng một cách linh hoạt trong sự vận dụng các qui định và chuẩn mực kế toán, kiểm toán của Việt Nam cũng như đặc điểm các điều kiện khác .

Về cơ bản, qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro được thực hiện theo qui trình chung và thống nhất với toàn bộ mạng lưới KPMG quốc tế. Tuy nhiên, do bản thân mỗi quốc gia đều có luật điều chỉnh riêng cho hoạt động của mình nên cuộc kiểm toán ngoài việc phải tuân thủ theo các nguyên tắc quốc tế còn phải tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán được đặt ra tại Việt Nam. Do vậy, khi tiến hành thực tiễn kiểm toán, các KTV phải vận dụng một cách linh hoạt theo qui trình do quốc tế xây dựng đồng thời gắn với những đặc điểm của từng khách hàng và luật điều chỉnh tại Việt Nam để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả và tuân theo đúng chuẩn mực, tránh được rủi ro phát sinh. Ngay trong giai đoạn tìm hiểu để quyết định có chấp nhận khách hàng hay không và trong các giai đoạn thực hiện kiểm toán, để có thể kiểm toán khách hàng và đánh giá rủi ro xảy ra các sai phạm, KTV luôn quan tâm xem hoạt động của khách hàng cần tuân thủ theo các chuẩn mực qui định nào và thực tế khách hàng áp dụng như thế nào.

Để đảm bảo việc đánh giá trọng yếu, rủi ro được thực hiện theo đúng các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện tại Việt Nam thì trong mô hình KAM cũng phản ánh Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 320 và 400, Nguyên tắc chỉ

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

đạo Kiểm toán quốc tế về việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và tác động của nó tới phương pháp kiểm toán cơ bản, đồng thời mô hình này cũng phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 về “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, thực hiện được phần nào Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 về “Tính trọng yếu trong kiểm toán”.

Thứ sáu là, báo cáo kiểm toán sẽ không được phép phát hành cho đến khi khách hàng điều chỉnh BCTC theo đúng các kiến nghị của KTV.

Trong trường hợp khách hàng muốn KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần và đã chấp nhận các điều chỉnh của KTV thì cần phải thực hiện các điều chỉnh này. Nếu khách hàng không thực hiện việc điều chỉnh thì Công ty không thể phát hành báo cáo. Điều này sẽ đảm bảo tính trọng yếu và giảm thiểu rủi ro cho kiểm toán từng khoản mục trên BCTC nói riêng và cho cả BCTC nói riêng. Đây là bước cuối cùng hoàn thành qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro. Để đảm bảo ý kiến đưa ra trong báo cáo kiểm toán cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC phù hợp với kết quả kiểm toán và do đó giảm thiểu rủi ro Công ty phải đối mặt thì báo cáo sẽ tuyệt đối không được phép phát hành cho đến khi việc điều chỉnh của khách hàng hoàn tất. Ngoài ra để có thể giảm rủi ro và giúp cho cuộc kiểm toán trong các năm tiếp theo được thực hiện tốt hơn, đối với mỗi khách hàng, sau khi kết thúc kiểm toán giám đốc kiểm toán đều có thư tư vấn cho khách hàng về các yếu điểm trong kiểm soát và các sai phạm đã phát hiện ra trong quá trình kiểm toán.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được thì thực tế thực hiện qui trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty KPMG Việt Nam còn cho thấy một số hạn chế sau:

Thứ nhất là, theo lý thuyết kiểm toán, qui trình thực hiện đánh giá trọng yếu được thực hiện bằng cách xác định mức trọng yếu ban đầu, sau đó, KTV tiến hành phân bổ mức ước lượng ban đầu này cho các khoản mục khác nhau trên BCTC. Các khoản mục khác nhau có thể có mức trọng yếu khác nhau tùy thuộc vào qui mô và tầm quan trọng của từng khoản mục. Tuy nhiên, đối với mô hình đánh giá trọng yếu được đưa ra trong Phương pháp kiểm toán KPMG, qui trình đánh giá trọng yếu cũng được bắt đầu bằng việc xác định mức trọng yếu ban đầu rồi ngưỡng sai phạm trọng yếu nhưng sau đó, mức trọng yếu này lại được áp dụng chung cho tất cả các khoản mục khác nhau. Mặc

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

dù KAM có qui định về việc với các khoản mục quan trọng tùy thuộc vào phán xét nghề nghiệp của KTV có thể đưa ra các mức trọng yếu thấp hơn, hay có những khoản mục có thể sử dụng mức trọng yếu cao hơn, nhưng thực tế thì sự đánh giá lại cho các khoản mục thường không được chú trọng nhiều. Do vậy, tất cả các khoản mục, mặc dù có số dư hay bản chất khoản mục khác nhau đều được áp dụng một mức trọng yếu chung thống nhất cho toàn bộ cuộc kiểm toán.

Bởi mức trọng yếu là một nhân tố quan trọng để lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán với các thủ tục kiểm toán cụ thể. Do vậy, việc áp dụng mức trọng yếu chung có thể dẫn đến việc không phát hiện đầy đủ các sai phạm trọng yếu hoặc dẫn đến việc chi phí kiểm toán cho một số phần hành nhỏ bị tăng lên do KTV không xác định được một mức trọng yếu cao hơn đối với những phần hành này dẫn đến việc phải áp dụng các thủ tục kiểm toán chi tiết với qui mô lớn dẫn đến chi phí lớn. Điều đó làm giảm hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Thứ hai là, về phương pháp mô tả hệ thống KSNB khách hàng khi đánh giá rủi ro kiểm soát.

Rủi ro kiểm soát trên phương diện BCTC hay số dư khoản mục đều dựa trên yếu tố cơ bản là sự xem xét tính hiệu quả của việc thiết kế, hoạt động của hệ thống KSNB và sau đó, KTV tiến hành trình bày sự hiểu biết về môi trường kiểm soát thông qua các GTLV.

Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV có nhiều cách thức lựa chọn để trình bày sự hiểu biết của mình, bao gồm: sử dụng bảng câu hỏi, bảng tường thuật, sử dụng lưu đồ hay kết hợp cả 3 cách trình bày trên. Phân tích cho thấy, phương pháp lưu đồ mang tính hiệu quả cao hơn và nhờ đó, KTV có thể dễ dàng đánh giá các thông tin thu thập được. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu các GTLV được KTV sử dụng để trình bày hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng cho thấy, việc sử dụng lưu đồ vẫn còn hạn chế. Trong nhiều trường hợp, KTV vẫn sử dụng phương pháp đơn giản là sử dụng bảng tường thuật để miêu tả hoạt động kiểm soát nội bộ. Các bảng tường thuật nhiều khi tương đối dài, không chỉ rõ ngay được mối quan hệ giữa các bộ phận, kiểm soát ở mức độ tổng quát khiến cho KTV khác

Một phần của tài liệu Vận dụng lý luận về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính vào kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 97 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w