- Khớp giá bán đơn vị với hệ thống quản lý giá được quản lý bở
CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN
3.1.1. Phương hướng phát triển và chiến lược của Công ty
Trong nền kinh tế thị trường, tính chất của kiểm toán đã có sự thay đổi căn bản, không chỉ thuần tuý là xử lý và tổng hợp các thông tin kinh tế-tài chính, không chỉ là công cụ kiểm kê, kiểm soát và đo lường hoạt động và hiệu quả kinh tế- tài chính, mà đã trở thành hoạt động dịch vụ tài chính, một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, hỗ trợ hoạt động quản lý không thể thiếu. Đây là hoạt động dịch vụ có chất lượng cao, có giá trị pháp lý nhất định và không được phép có sản phẩm hỏng, có dịch vụ thiếu độ tin cậy. Tính độc lập, tính khách quan, những bằng chứng pháp lý, phẩm chất nghề nghiệp và yêu cầu kiểm soát chất lượng dịch vụ là đặc điểm nổi bật của loại hình dịch vụ này. Kiểm toán với tư cách là một ngành, một lĩnh vực thương mại dịch vụ được quan tâm và hội nhập khá toàn diện. Việt Nam đã ra nhập AFTA và đang trong lộ trình cắt giảm thuế quan. Trong khuôn khổ hợp tác với các nước ASEAN Việt Nam đã tham gia đàm phán và cam kết mở cửa thị trường dịch vụ. Việt Nam cũng đã chính thức trở thành thành viên thứ 21 của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái bình dương (APEC).
Trong những cam kết mà Việt nam phải thực hiện, Việt nam có lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Sẽ có thêm các công ty dịch vụ kiểm toán của nước ngoài được phép thành lập và hoạt động ở Việt nam. Ngược lại, các công ty dịch vụ kế toán-kiểm toán Việt nam sẽ được phép hoạt động ở nước ngoài với tư cách là nhà đầu tư Việt nam đầu tư ra nước ngoài. Các chuyên gia kế toán và các kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề, đủ điều kiện được hành nghề sẽ được phép hành nghề và cung cấp dịch vụ không chỉ ở trong nước mà cả ở nước ngoài. Rõ ràng là, thị trường dịch vụ kế toán và kiểm toán thống nhất đã và đang hình thành trong
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
khu vực các nước ASEAN. Đó là một thực tế, một yêu cầu mới , một cơ hội mới cho sự phát triển và nhất thể hoá nghề kiểm toán trong khu vực.
Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang có rất nhiều biến động, đặc biệt là sự xuống dốc của thị trường tín dụng Mỹ, sự tụt giá của đồng đô la, giá dầu và giá vàng tăng cao chưa từng có trong lịch sử, … tất cả đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới. Trong bối cảnh đó, thị trường tài chính của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ, hơn thế sự phát triển đang trong giai đoạn non trẻ còn mang tính chất theo cảm tính của thị trường chứng khoán Việt Nam đã khiến cho nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư gặp khó khăn. Đặt trong điều kiện như vậy, mỗi công ty đều phải tự nỗ lực nhằm ngày càng hoàn thiện mình và phát triển, quá trình phát triển đó không thể thiếu sự trợ giúp từ phía các nhà tư vấn chuyên nghiệp. Hơn nữa, Nghị định 105 về Kiểm toán độc lập quy định các doanh nghiệp hàng năm phải kiểm toán đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho Công ty làm việc với các doanh nghiệp quốc doanh.
Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán – tư vấn trên cả thị trường quốc tế và Việt Nam, để gia tăng sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập với nhiều cơ hội và thách thức đồng thời trợ giúp cho sự phát triển bền vững của khách hàng góp phần làm minh bạch hóa, tăng sức hấp dẫn của thị trường đầu tư tại Việt Nam thì quá trình tự hoàn thiện và phát triển hoạt động của bản thân Công ty là một điều tất yếu. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, số lượng các công ty kiểm toán trên thị trường Việt Nam lại đang tăng nhanh với số lượng lên đến khoảng 140 công ty tính đến thời điểm tháng 9 năm 2007, các doanh nghiệp có ngày càng nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm, lựa chọn các nhà tư vấn cho mình. Nghị định 105 được ban hành tạo ra cơ hội phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng nhưng cũng yêu cầu chặt chẽ với các doanh nghiệp kiểm toán nhằm đảm bảo quyền lợi của cộng đồng và các nhà đầu tư. Vì vậy, để giữ vững được vị trí của mình trên thị trường, Công ty phải có định hướng phát triển đúng đắn và các biện pháp tự hoàn thiện có hiệu quả. Trong các giải pháp hướng đến thì giải pháp hoàn thiện qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng được Công ty rất quan tâm.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Mặt khác, trong bản thân qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro của Công ty vẫn còn những điểm hạn chế cần phải hoàn thiện, đó là sự chưa chú trọng nhiều đến việc phân bổ trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC, đánh đồng mức trọng yếu cho các khoản mục với bản chất, mức độ rủi ro và qui mô khác nhau. Thêm vào đó, Côngt ty cũng chưa sử dụng có hiệu quả các kỹ thuật phân tích phục vụ qui trình đánh giá, chưa kết hợp tốt các phương pháp trình bày hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng.
Mục tiêu trong thời gian sắp tới của Công ty là nằm trong top 3 công ty hàng đầu trên thế giới và tại Việt Nam, hội nhập với sự phát triển của kiểm toán trong khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu đó thì các chiến lược mà Công ty đặt ra là:
Thứ nhất: Mở rộng qui mô của Công ty
Để có thể phục vụ ngày càng nhiều khách hàng với chất lượng ngày càng tốt hơn, chiến lược hàng đầu không phải chỉ KPMG quan tâm mà mọi công ty hiện nay muốn phát triển hay củng cố sự phát triển đều quan tâm chính là tăng số lượng kiểm toán viên chất lượng cao. Trong mùa tuyển dụng năm nay, KPMG Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tuyển dụng 300 nhân viên mới- số lượng nhân viên tuyển mới lớn nhất từ trước đến nay nhằm đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển hoạt động của Công ty, trong đó 120 nhân viên cho văn phòng Công ty tại Hà Nội và 180 nhân viên cho văn phòng KPMG tại tp Hồ Chí Minh. Trong thời gian vừa qua, Công ty đã triển khai tổ chức chương trình Ngày hội việc làm (Career day) tại rất nhiều trường đại học và tổ chức Ngày hội việc làm mở rộng cho tất cả các đối tượng tham gia (Big Career day) vào ngày 19 tháng 4 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Khi số lượng kiểm toán viên tăng lên, trước hết cho phép Công ty bố trí đội hình kiểm toán mạnh hơn, mặt khác, Công ty có thể tiếp nhận thêm nhiều thư mời kiểm toán của các đối tượng khách hàng khác nữa trong đó sẽ hướng nhiều hơn đến các doanh nghiệp của Việt Nam.
Thứ hai: Mở rộng lĩnh vực hoạt động của Công ty
Không ngừng mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ tới các đối tượng khách hàng khác nhau: Hiện nay, ở Công ty KPMG Việt Nam, dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính vẫn giữ vai trò chủ đạo là dịch vụ đem lại doanh thu chính cho Công ty, trong đó doanh thu từ kiểm toán các doanh nghiệp sản xuất chiếm ưu thế. Tuy nhiên, cùng với
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
sự phát triển phong phú đa dạng của thị trường tài chính, KPMG đang chú trọng mở rộng và phát triển hơn nữa các dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng về quản lý vĩ mô và vi mô, trong đó đặc biệt chú trọng tới tư vấn thuế và tư vấn rủi ro. Đồng thời, Công ty cũng chú trọng vào mở rộng các đối tượng khách hàng, không chỉ có khách hàng chính là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay 100% vốn nước ngoài, Công ty cũng đang cố gắng cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có danh tiếng tại Việt Nam. Hợp đồng cung cấp dịch vụ ký với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ FPT và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Vinashin trong năm 2006 đã đánh dấu một sự thành công lớn của KPMG.
Thứ ba: Tăng cường chất lượng kiểm toán viên
Bên cạnh việc mở rộng qui mô Công ty với việc tăng thêm số lượng KTV làm việc tại Văn phòng Hà Nội và Văn phòng thành phố Hồ Chí Minh, yếu tố chất lượng con người cũng luôn được KPMG đặt lên vị trí hàng đầu nhằm tăng cường uy tín của mình. Các chương trình đào tạo của Công ty cho các nhân viên vẫn được thực hiện đều đặn và Công ty vẫn đang tạo điều kiện hỗ trợ hết mức cho các nhân viên tham gia vào các khóa học ACCA để có chứng chỉ hành nghề quốc tế, tạo ra cơ hội cho các nhân viên tham gia như nhau. Chương trình hợp tác giữa KPMG ở các quốc gia khác nhau giúp cho nhân viên Công ty có điều kiện được làm việc, học hỏi kinh nghiệm tại các quốc gia có dịch vụ kiểm toán phát triển như Australia, Anh. Công ty cũng đang cố gắng thiết lập và hoàn thiện chính sách nhân sự để thu hút và nắm giữ được nguồn nhân lực với chất lượng cao. Việc tăng cường chất lượng nguồn nhân lực sẽ cho phép Công ty nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.