Vai trò của qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro đối với kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

Một phần của tài liệu Vận dụng lý luận về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính vào kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 107 - 109)

- Khớp giá bán đơn vị với hệ thống quản lý giá được quản lý bở

3.1.2.Vai trò của qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro đối với kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.1.2.Vai trò của qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro đối với kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền

bán hàng – thu tiền

Trọng yếu, rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán tạo thành ba khái niệm nền tảng cho quá trình thực hiện mọi cuộc kiểm toán. Sự phán xét nghề nghiệp của kiểm toán viên về tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán là cơ sở để xác định nội dung, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thực hiện nhằm thu thập được các bằng chứng cần thiết cho quá trình đưa ra ý kiến về BCTC được kiểm toán. Trong Bản công bố về Chuẩn

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

mực kiểm toán số 47 (SAS 47) đã khẳng định: “Kiểm toán viên nên xem xét rủi ro kiểm toán và vấn đề trọng yếu trong khi lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán cũng như khi đưa ra kết luận kiểm toán”(5,99).

Là một nhân tố đóng vai trò quyết định đến kết quả của cuộc kiểm toán, tầm quan trọng của việc thực hiện đánh giá trọng yếu, rủi ro được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ quá trình kiểm toán từ khâu tìm hiểu khách hàng, lập kế hoạch cho đến khi kết thúc kiểm toán.

Phần lớn doanh thu của Công ty có được từ hoạt động kiểm toán, trong đó kiểm toán các doanh nghiệp sản xuất lại là thế mạnh. Chu trình bán hàng – thu tiền là chu trình cuối cùng của quá trình sử dụng kinh doanh của doanh nghiệp, nó là sự kết hợp của nhiều hoạt động trong doanh nghiệp, nó đánh giá hiệu quả của toàn bộ chu trình đã được thực hiện trước đó. Kết quả của chu trình này chính là điểm quan tâm của cả nhà quản lý và người sử dụng BCTC. Điều đó là bởi vì, suy cho cùng, lãnh đạo của các doanh nghiệp muốn biết rằng doanh nghiệp mình làm ăn có hiệu quả hay không, doanh thu được ghi nhận có trung thực hay không, các nhà đầu tư cũng muốn biết đối tượng mình đầu tư có thích đáng hay không. Vậy nên, kết quả của quá trình kiểm toán chu trình này sẽ có ảnh hưởng lớn đến kết quả của cả BCTC nói chung. Bản thân qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro đã quyết định rất lớn đến cuộc kiểm toán, trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền thì qui trình này lại càng có ý nghĩa. Các khách hàng của Công ty thường là các doanh nghiệp với qui mô tương đối lớn, số lượng các nghiệp vụ của chu trình nhiều, nếu không đánh giá đúng rủi ro, xác định điểm cốt yếu phản ánh bản chất nghiệp vụ thì KTV không thể đưa ra đánh giá đúng về chu trình. Khi qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro không được thực hiện tốt thì việc xác định các thủ tục kiểm toán cần thực hiện sẽ không chính xác và rủi ro kiểm toán đưa ra kết luận không chính xác về chu trình cao. Khi đó ảnh hưởng đến những người sử dụng BCTC được kiểm toán là rất lớn.

Với qui trình đánh giá rủi ro, nếu như KTV nắm được các điểm kiểm soát chính của khách hàng, dự đoán được rủi ro có thể xảy ra và kết quả của thử nghiệm kiểm soát cho thấy hệ thống KSNB của khách hàng là hữu hiệu thì các thủ tục cơ bản có thể giảm được rất nhiều. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, hệ thống kiểm soát của khách hàng không tốt thì KTV sẽ kiểm tra chứng từ 100% các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu, mặc dù vậy nhưng vẫn không đảm bảo được các mục tiêu kiểm toán đặt ra.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán

Tóm lại, với vị trí quan trọng của qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong cả cuộc kiểm toán nói chung và với kiểm toán chu trình bán hàng - thu tiền nói riêng, việc hoàn thiện qui trình này là một điều tất yếu, là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp cho Công ty tiếp tục khẳng định được vị trí của mình trong làng kiểm toán thế giới và tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý luận về qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trong kiểm toán tài chính vào kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 107 - 109)