Kế toán chi phí sản xuất chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán CPSX và tính GTSP ở các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy (Trang 39 - 41)

Trong một DNSXDP sản xuất rất nhiều loại sản phẩm, chi phí sản xuất chung cũng cũng khá đa dạng, thông thờng các DN mã hóa tài khoản 627 theo các tài khoản cấp 2 theo quy định của chế độ kế toán tài chính hiện hành(Ví dụ: Xem danh mục tài khoản của Công ty CP TRAPHACO và Xí nghiệp Dợc Phẩm TW I ở Phụ lục 3). Tuy nhiên cũng có những DN mở TK 627 khác với cách thông thờng- tức là không mở chi tiết theo các TK cấp 2 theo quy định của chế độ kế toán tài chính hiện hành (Xem danh mục tài khoản của Công ty Cổ Phần Dợc Phẩm Hà Nội ở Phụ lục 3).Các chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất chung đợc nhập dữ liệu theo sự phân công trong bộ máy kế toán công ty theo định khoản: Nợ TK 627 (chi tiết cấp 2)/ Có TK liên quan. Riêng đối với thao tác khấu hao cuối kỳ, chơng trình sẽ tự động tính khấu hao theo phơng pháp khấu hao DN đã xác định.(Xem Phụ lục 8- Bảng tính khấu hao TSCĐ và Phụ lục 9 – Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ của Công ty Cổ Phần Dợc Phẩm Hà Nội).

Các DN không tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo từng yếu tố mà tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung rồi phân bổ theo một tiêu thức nào đó. Cuối tháng, các thao tác phân bổ, kết chuyển cũng thực hiện tơng tự nh chi phí nhân công trực tiếp. Cụ thể: Có DN thực hiện phân bổ dựa vào một tiêu thức cụ thể và nhất quán giữa các kỳ đúng theo nh quy định hiện hành.( Ví dụ:

- Xí nghiệp Dợc Phẩm TW I phân bổ CPSX chung cho các sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tiêu thức số giờ máy chạy.

- Công ty CP Dợc Phẩm Hà Nội phân bổ CPSX chung cho các sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tiêu thức đơn giá tiền lơng sản phẩm.

- Công ty CP Dợc liệu TW I phân bổ CPSX chung cho các sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tiêu thức tổng chi phí sản xuất cơ bản, tức là CPSX chung đợc phân bổ theo tỷ lệ phần trăm tính trên tổng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.)

Bên cạnh đó, có những DN phân bổ CPSX chung một cách rất tùy tiện kiểu “bốc thuốc” không theo một tiêu chuẩn cụ thể nào cả và không nhất quán giữa các kỳ.

Ví dụ:Tài liệu công ty TRAPHACO –Sổ Cái TK 627 (Biểu số 7).

2.2.2.8.Phơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ nh đã trình bày ở mục 2.1.1.2, chu kỳ sản xuất ngắn, dài cũng không giống nhau giữa các loại sản phẩm, vì vậy, các DNSXDP cũng có hai cách giải quyết:

(1)- Không đánh giá với những loại sản phẩm có ít SPDD hoặc SPDD tơng đối đồng đều, ổn định giữa các kỳ.

(2)- Đánh giá SPDD theo chi phí NVL trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) không cần căn cứ vào mức độ hoàn thành (do các chi phí nguyên vật liệu đều bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình công nghệ)

Tuy nhiên, theo cách (2) thì các DN cũng có 2 cách giải quyết:

(a)- Các DN không căn cứ vào khối lợng sản phẩm làm dở cuối kỳ mà căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật t để sản xuất sản phẩm. Theo đó, những sản phẩm nào cha hoàn thành thì giá trị SPDD chính bằng giá trị của nguyên vật liệu ghi trên các phiếu xuất kho để sản xuất loại sản phẩm đó.

Nh vậy, đối với trờng hợp này kế toán cuối kỳ chỉ thực hiện thao tác kết chuyển chi tiết từ tài khoản 154 chi tiết sang tài khoản 155 chi tiết những chứng từ nào đã có sản phẩm nhập kho trong kỳ. Chứng từ không đợc kết chuyển là CPSXSPDD đợc kết d trên tài khoản chi tiết 154.

Ví dụ: Công ty TRAPHACO có các chứng từ sản xuất sản phẩm Nớc súc miệng T-B không đợc kết chuyển có trị giá là: 10.009.098 (Sổ Cái TK 154 (Biểu số 3)- Công ty TRAPHACO ).

(b) Các DN căn cứ vào khối lợng SPDD cuối kỳ để đánh giá giá trị SPDD cuối kỳ theo phơng pháp đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) nh quy định hiện hành. (Ví dụ:

-Công ty CP Dợc liệu TW I đánh giá SPDD theo chi phí NVL chính trực tiếp.

-Công ty CP Dợc Phẩm Hà Nội và Xí nghiệp Dợc Phẩm Hà Nội đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán CPSX và tính GTSP ở các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán máy (Trang 39 - 41)