ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

- Gieo trồng thử nghiệm 7 giống lúa chất lượng có năng suất khá, gồm

các giống: N46, LT2, T10, HT1, HT6, HT9, KD18. Trong đó giống KD18 là

giống được gieo trồng chính tại địa bàn tỉnh Phú Thọ nói chung và Việt Trì nói riêng để làm đối chứng.

- So sánh các giống lúa đó và lựa chọn 2-3 giống lúa có triển vọng mở

rộng diện tích ở vụ tiếp theo.

* Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của các giống lúa thí nghiệm

1- Giống N46:

Nguồn gốc:

Được chọn từ tổ hợp lai: Tẻ thơm x TBB7 (nguồn từ IRRI) do TS. Phan

Hữu Tôn – Đại học nông nghiệp I chọn tạo, Trung tâm chuyển giao Công nghệ

và Khuyến nông đăng ký bảo hộ bản quyền và giới thiệu ra sản xuất.

Đặc điểm sinh học:

- Thời gian sinh trưởng vụ Mùa 100 – 105 ngày, v ụ Xuân 120 – 125 ngày.

- Cây cao trung bình 100 – 110cm, dạng cây gọn, đẻ nhánh khoẻ, chống

đổ tốt.

- Bông vừa phải, hạt nhỏ có màu nâu sẫm, P1000 hạt: 20 – 21g, gạo

trong, cơm dẻo và thơm, vị đậm.

- Năng suất trung bình: 5,4 – 6,0 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt 6,5 – 7 tấn/ha.

- Giống lúa N46 là giống lúa có chất lượng cao, khả năng chống chịu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Nguồn Trung tâm chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (CN và KN) - Viện cây lương thực và thực phẩm)

2- Giống LT2:

Nguồn gốc:

Chọn lọc từ giống KD90 Trung Quốc từ năm 1993. Được khu vực hoá

năm 2002 theo quyết định số 5309 QĐ/BNN-KHCN.

Đặc điểm sinh học:

- Thời gian sinh trưởng vụ mùa 110 – 115 ngày, v ụ xuân 125 – 130 ngày. - Cây cao trên dưới 100 cm. Dạng cây gọn, thân cứng, lá dầy, đẻ nhánh khá.

- Bông to, hạt nhỏ có màu nâu sẫm, gạo trong, c ơm dẻo và thơm, vị đậm không nát.

- Khả năng chống chịu sâu bệnh khá hơn Bắc th ơm số 7. N ăng suất

trung bình 4,5 – 5 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt 6 – 7 tấn/ha.

- Giống lúa LT2 là giống lúa có chất lượng cao, khả năng chống chịu

sâu bệnh trung bình nên phải chú ý phòng trừ sâu bệnh kịp thời chu đáo.

(Nguồn Trung tâm chuyển giao CN và KN - Viện cây lương thực và thực phẩm)

3- Giống T10:

Nguồn gốc:

Lai tạo chọn lọc từ tổ hợp lai DT10 x Ammer 33 (Ammer 33 là giống lúa

thơm của IRAC). Giống lúa T10 đã được khảo nghiệm Quốc gia.

Đặc điểm sinh học:

- Thời gian sinh trưởng:

+ Vụ xuân 125 – 130 ngày. + Vụ mùa 105 – 110 ngày. - Chiều cao cây 95 – 100cm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thân cứng trung bình, bộ lá xanh, tán lá gọn, đẻ nhánh khá.

- Hạt thóc màu nâu thẫm, thon nhỏ, gạo trong, cơm dẻo, có mùi thơm, vị đậm, chan canh không nát, cơm để nguội không cứng.

- Năng suất trung bình 45,0 – 50,0 tạ/ha, thâm canh cao đạt 60,0 – 65,0 tạ/ha.

- Khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận

trung bình, chú ý cần đề phòng bệnh khô vằn.

- Thích với chân vàn, vàn thấp.

(Nguồn Trung tâm chuyển giao CN và KN - Viện cây lương thực và thực phẩm)

4- Giống HT1:

Nguồn gốc:

Được nhập nội từ Trung Quốc từ năm 1998, do Viện Khoa học Kỹ

thuật Nông nghiệp Việt Nam và Công ty giống Cây trồng Quảng Ninh chọn

lọc và đánh giá.

Đặc điểm sinh học:

- Thời gian sinh trưởng vụ mùa 105 – 110 ngày, vụ xuân 125 – 130 ngày.

- Cây cao trung bình 95 – 100 cm, dạng cây gọn, có mùi th ơm, đẻ

nhánh khá, chống đổ trung bình, trỗ tập chung, hạt nhỏ, thon, gạo trong, gạo

và cơm thơm, mềm, bông dài 22 – 25 cm, số hạt chắc: 110 – 120 hạt/bông,

trọng lượng 1000 hạt: 24 – 24,5 gram.

- Khả năng chịu chua trung bình, kháng vừa bệnh đạo ôn (điểm 1-3), bạc

lá (điểm 3-5), chịu thâm canh, chống đổ trung bình khá (điểm 3-5), chịu rét điểm 1-3.

- Năng suất trung bình: 5-5,6 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt 7 – 7,5 tấn/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5- Giống HT6:

Nguồn gốc:

Giống lúa HT6 là giống lúa thơm do Bộ môn CTG Thâm canh và Đặc

sản – Viện cây Lương thực và cây thực phẩm chọn từ tổ hợp lai HT1/VH.

Đây là giống cây chịu thâm canh khá, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, tương

đối tốt với bạc lá và rầy nâu. Phẩm chất gạo ngon, thơm gieo cấy được cả hai

vụ trong năm (Xuân muộn, mùa sớm). Giống được bộ môn CTGL Thâm canh và Đặc sản đánh giá là dòng triển vọng

Đặc điểm sinh học:

- Thời gian sinh trưởng: vụ Xuân 130 – 135 ngày, vụ Mùa 107 – 112 ngày - Cao cây 100 – 110 cm, đẻ nhánh trung bình đạt 5 – 6 bông hữu

hiệu/khóm, tỉ lệ hạt chắc cao 90%, thơm, gạo trong.

- Khả năng năng suất trên 7 tấn/ha, năng suất thực thu trên diện rộng đạt 55 – 65 tạ/ha, thích hợp với vùng thâm canh.

(Nguồn Trung tâm chuyển giao CN và KN - Viện cây lương thực và thực phẩm)

6- Giống HT9:

Nguồn gốc:

Giống lúa HT9 do bộ môn chọn tạo giống lúa (CTGL) thâm canh và Đặc sản - Viện Cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo ra từ tổ hợp

HT1/177. Đây là giống cây chịu thâm canh khá, chống chịu tốt với một số

loại sâu bệnh như đạo ôn, bạc lá và rầy nâu, phẩm chất gạo ngon, gieo cấy được cả hai vụ trong n ăm (Xuân muộn, Mùa sớm). Giống được bộ môn

CTGL Thâm canh và Đặc sản đánh giá là dòng triển vọng.

Đặc điểm sinh học:

- Thời gian sinh trưởng: vụ Mùa 105 – 110 ngày, vụ Xuân 130 – 135 ngày - Cây cao 100 – 110 cm, đẻ nhánh trung bình đạt 5 – 6 bông hữu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khả năng năng suất trên 7 tấn/ha, năng suất thực thu trên diện rộng đạt 55 – 65 tạ/ha, thích hợp với vùng thâm canh, chịu chua mặn.

(Nguồn Trung tâm chuyển giao CN và KN - Viện cây lương thực và thực phẩm)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)