Kết quả điều tra thực trạng sản xuất và cơ cấu diện tích năng suất lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 68 - 74)

- Góc thân: Theo dõi bằng phương pháp trực qua nở giai đoạn sinh trưởng 7 9 và đánh giá theo thang điểm sau:

3. Đất phi nông nghiệp

3.3.2. Kết quả điều tra thực trạng sản xuất và cơ cấu diện tích năng suất lúa

Về đặc điểm tự nhiên xã hội của Thành phố Việt Trì: có vị trí thuận

lợi, đó là Thành phố “ ngã ba sông” có các loại đất đai và điều kiện sinh thái

phù hợp với sản xuất lúa trong đó có lúa chất lượng. Các bộ giống lúa hiện

đang gieo cấy tại Việt Trì khá phong phú song tập trung vào một số giống lúa

chủ lực như giống: Khang Dân 18, DT122, Bồi tạp sơn thanh, D.ưu527, X21,

Xi23, NX30...nhìn trung các giống hiện đang gieo cấy tại Việt Trì tuy có năng

suất khá cao song chất lượng chưa cao, các giống lúa này hiện đang có nguy cơ thoái hoá do đã được gieo cấy nhiều năm. Hiện tại các mô hình trình diễn

về giống lúa mới ở Việt Trì vẫn tập trung vào một số giống lúa lai, giống

thuần có năng suất cao như giống Khang Dân đột biến, giống lúa lai Việt lai 20, nhưng chất lượng gạo chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn người dân đô thị. Trong khi đó đất đai, khí hậu Việt Trì thuận lợi cho sản xuất

lúa nhất là giống lúa chất lượng.

Diện tích đất gieo cấy lúa vụ Xuân khá cao gần 2000 ha; vụ Mùa diện

tích gieo cấy gần 1500 ha trong đó chủ yếu gieo trồng một số giống lúa chủ

lực như Khang Dân 18, X21, Xi23... vì vậy việc đưa cơ cấu giống lúa chất lượng vào sản xuất nhằm đa dạng hơn nữa cơ cấu giống lúa tăng hiệu quả

kinh tế, cung cấp gạo chất lượng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân đô thị

là cần thiết.

Bảng 3.4: Cơ cấu giống lúa vụ Xuân của thành phố Việt Trì:

Giống Diện tích gieo trồng Năng xuất ( Tạ/ha) Ha % Khang dân 18 660,0 33,43 55,0 Q5 190,0 9,62 54,0 HT1 và DT122 (luá CL) 40,0 2,03 45,0

D.ưu527, Bồi tạp sơn thanh 180,0 9,11 61,0

Xi 23 450,0 22,80 49,0

NX 30 315,0 15,95 50,0

Nếp chiêm 139,0 7,04 39,5

Tổng cộng 1974,0 100,00 52,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.4 cho thấy cơ cấu các giống lúa được gieo cấy ở vụ Chiêm Xuân, trong đó trà Xuân muộn giống có diện tích nhiều nhất là giống Khang

Dân 18 chiếm tới 33,43% diện tích, năng suất giống này cũng khá cao đạt

55tạ/ha. Các giống như Q5, lúa lai cũng chiếm tỷ lệ khá cao, riêng đối với

giống chất lượng chiếm tỷ lệ gieo trồng thấp 2,03%, năng suất lúa chất lượng

cũng thấp và đây là nguyên nhân chính làm cho diện tích lúa chất lượng

trong những năm gần đây không tăng. Trà lúa Xuân sớm vẫn chiếm 1 tỷ lệ

khá cao 45,79% gieo cấy bằng các giống X21, NX30, năng suất trà lúa Xuân

sớm này cũng khá cao từ 49- 50 tạ/ha.

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giống lúa vụ Xuân 2007

Biểu đồ 3.3cho ta thấy cơ cấu giống lúa vụ Xuân của thành phố Việt

Trì trong đó giống lúa chủ lực gieo cấy ở vụ này là giống Khang Dân 18

chiếm tỷ lệ 33%, tiếp đến là giống Q5, các giống còn lại chiếm tỷ lệ không cao.

Diện tích gieo trồng Ha 33% 10% 2% 9% 23% 16% 7% Khang dân Q5 HT1 và DT122 (luá CL) D.ưu527, Bồi tạp sơn thanh Xi 23

NX 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.5: Cơ cấu giống lúa vụ Mùa của thành phố Việt Trì:

Giống Diện tích gieo trồng Năng xuất ( Tạ/ha) Ha % Khang dân 18 540,6 38,5 51,2 Q5 249 17,7 49,0 D.ưu 527, BTST 330 23,5 54,5

HT1, Ải mai hương(CL) 200 14,2 44,5

Nếp 97 85 6,1 48,5

Tổng cộng 1404,6 100 50,79

(Nguồn phòng nông nghiệp và PTNT Việt trì năm 2007)

Cơ cấu giống lúa gieo cấy của 2 vụ trong năm được phản ánh ở bảng

3.4 và bảng 3.5 đã cho chúng ta thấy cơ cấu giống lúa ở vụ Xuân và vụ Mùa

khác nhau, cơ cấu giống lúa của các giống trong cùng một vụ cũng khác nhau. Ở vụ Xuân tỷ lệ các giống ngắn ngày gieo cấy trà Xuân muộn chiếm

54,2% diện tích, giống chủ lực là giống Khang Dân 18, tiếp đến là các giống

dài ngày X21, XI 23, các giống chất lượng HT1 và DT122 chiếm tỷ lệ rất

thấp (2,03%), qua đây cho thấy rằng tiềm năng mở rộng diện tích trên trà lúa

Xuân muộn còn rất lớn Song thực tế trong sản xuất lúa chất lượng chiếm tỷ lệ

rất thấp, cơ cấu giống lúa chất lượng còn ít chưa phong phú, năng suất còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 3.4 : Cơ cấu giống lúa vụ mùa

Ở vụ Mùa cơ cấu giống lúa tập trung vào các giống lúa ngắn ngày,

chủ yếu được gieo cấy ở trà Mùa sớm và Mùa chính vụ là chính, giống chủ

lực là Khang Dân 18 chiếm 38,5%, các giống như lúa lai Bồi tạp sơn thanh, D.ưu 527 chiếm 23,5%; Q5 chiếm 17,7% diện tích; các giống này có diện tích

khá lớn chỉ đứng sau giống Khang Dân 18 và tuy các giống lúa chất lượng ở

vụ Mùa gieo cấy 200 ha, nhưng chiếm tỷ lệ còn khá khiêm tốn chỉ chiếm

14,2% diện tích, năng suất cũng thấp nhất trong cơ cấu các giống lúa gieo cấy ở vụ Mùa.

Để đánh giá chính xác quan điểm của người dân về những ưu điểm, nhược điểm của các giống lúa, tại sao vẫn trồng các giống lúa hiện có, nhu

cầu cần trồng các giống lúa chất lượng, so sánh giá bán lúa thường và lúa chất lượng ở địa phương, khả năng mở rộng diện tích lúa chất lượng, chúng tôi đã

tiến hành điều tra 106 hộ nông dân ở 1 phường và 4 xã của Thành phố và thu được kết quả ở bảng 3.6. Diện tích gieo trồng Ha 39% 18% 23% 14% 6% Khang dân 18 Q5 D.ưu 527, BTST

HT1, Ải mai hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.6: Kết quả điều tra ưu nhược điểm các giống chủ yếu đang gieo cấy tại

Việt Trì và nhu cầu của người dân trong những năm tới.

Các tiêu chí phỏng vấn Số phiếu Tỷ lệ 1-Ưu điểm + Năng suất cao, ổn định 98 92,45 + Dễ chăm sóc 60 56,6 2-Nhược điểm + Chống đổ kém 95 89,62 + Chất lượng gạo thấp 67 63,20 3-Tại sao vẫn trồng + Dễ trồng 80 75,47

+ Tập quán gieo cấy đã quen 93 87,73 4- Có nhu cầu muốn trồng lúa chất lượng 75 70,75 5-Giá bán lúa chất lượng cao hơn với lúa thường 106 100 6- Khả năng mở rộng diện tích lúa chất lượng 72 67,92

Nhìn chung tất cả các hộ nông dân trồng lúa ở Việt Trì được điều tra đều nhất trí khi được phỏng vấn cho rằng sản xuất nông nghiệp hiện nay lấy

hiệu quả kinh tế là chủ yếu và cần phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo nhu

cầu của thị trường.

Qua biểu 3.6 cho ta thấy có 92,45% số người được điều tra cho rằng

ưu điểm của các giống lúa hiện đang gieo trồng đó là năng suất cao, ổn định

và có 56,6% số người được điều tra cho rằng ưu điểm các giống đang gieo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn được điều trađều thống nhất cho rằng có 2 nhược điểm chính đó là lúa Khang

dân 18 và một số giống đang gieo cấy khác yếu cây, chống đổ kém và chất

lượng gạo thấp không ngon cơm. Mặc dù có các nhược điểm đó nhưng những người được điều tra cho rằng vẫn được gieo trồng là do dễ trồng và tập quán người dân đã quen gieo trồng với các giống này nhiều năm.

Trong điều tra cũng cho chúng ta thấy rằng hầu hết nông dân đều có

nhu cầu gieo trồng lúa chất lượng chiếm 70,75%. 100% người được điều tra

đều cho rằng giá bán lúa chất lượng, cao hơn so với lúa thường và 67,92% đánh giá có khả năng mở rộng diện tích lúa chất lượng.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)